Các tiêu chí của một bản dịch tốt ✔️

Các tiêu chí của một bản dịch tốt ✔️

Một bản dịch tốt phải truyền tải tất cả các ý tưởng của văn bản gốc cũng như các đặc điểm cấu trúc và văn hóa của văn bản gốc. Massoud (1988) đặt ra các tiêu chí cho một bản dịch tốt như sau:

8 Tiêu chí nhận diện một bản dịch tốt

  1. Một bản dịch tốt là một bản dịch dễ hiểu.
  2. Một bản dịch tốt là một bản dịch gãy gọn và lưu loát
  3. Một bản dịch tốt là một bản dịch sử dụng các cụm từ phổ biến hoặc thành ngữ.
  4. Một bản dịch tốt truyền đạt, đến mức độ nào đó, sự tinh tế của văn bản gốc.
  5. Một bản dịch tốt có khả năng phân biệt ngôn từ ẩn dụ và ngôn ngữ văn chương.
  6. Một bản dịch tốt là một bản dịch có thể dựng lại bối cảnh văn hóa/lịch sử của văn bản gốc.
  7. Một bản dịch tốt dịch rõ ràng những chữ viết tắt, và các từ, cụm từ phiếm chỉ, bài hát, vần điệu.
  8. Một bản dịch tốt là bản dịch truyền tải càng nhiều càng tốt ý nghĩa của văn bản gốc.
Criteria for a good translation

Chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ El Shafey lại đưa ra các tiêu chí khác cho một bản dịch tốt, bao gồm ba nguyên tắc chính:

Ba nguyên tắc cần đạt của một bản dịch tốt

  1. Kiến thức về ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn cộng với kiến thức về từ vựng, cũng như sự hiểu biết tốt về văn bản cần dịch.
  2. Khả năng của người dịch trong việc chuyển thể văn bản cần dịch (văn bản ngôn ngữ nguồn) sang ngôn ngữ đích.
  3. Bản dịch cần nắm bắt được phong cách hoặc văn phong của văn bản gốc, bản dịch cần truyền tải được thông điệp của văn bản cần dịch.

Từ một quan điểm khác, El Touny (2001) tập trung vào sự khác biệt giữa các loại dịch khác nhau. Ông chỉ ra rằng có tám loại dịch: 

Tám kiểu dịch thuật

  1. dịch chính xác từng từ và từng cụm từ một
  2. dịch sát nghĩa
  3. dịch trung thực
  4. dịch ngữ nghĩa
  5. dịch bản địa hóa
  6. dịch tự do
  7. dịch thành ngữ
  8. dịch giao tiếp.

 Ông ủng hộ loại dịch giao tiếp là loại dịch truyền tải ý nghĩa của ngữ cảnh, tôn trọng hình thức và cấu trúc của văn bản gốc và là cách dịch dễ hiểu đối với độc giả.

Những ý kiến khác về một bản dịch tốt

El Zeini (1994) dường như không hài lòng với các tiêu chí để đánh giá chất lượng của bản dịch. Do đó bà đề xuất một mô hình thực tế và phong cách để đánh giá chất lượng trong dịch thuật. Bà giải thích rằng mô hình “đặt các tiêu chí về nội dung cũng như các tiêu chí về phong cách trong dịch thuật ở vị trí quan trọng ngang nhau”. 

Mô hình này bao gồm một tập hợp các tiêu chuẩn, được chia thành hai loại chính: tiêu chuẩn liên quan đến nội dung và tiêu chuẩn liên quan đến hình thức” và trông đợi rằng bằng cách thực hiện theo các tiêu chí này, “dịch giả có thể giảm thiểu được các lỗi hoặc thiệt hại mà các lỗi dịch này mang lại, cũng như loại bỏ được các vấn đề về việc nội dung bản dịch không trong sáng”.

Các tiêu chí của một bản dịch tốt ✔️

blank

Dịch thuật tài liệu pháp lý khó hay dễ?

Dịch thuật tài liệu pháp lý là gì? Dịch thuật pháp lý là quá trình chuyển đổi các tài liệu pháp lý từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác, bảo đảm tính chính xác

Three ways to translate your website.

Ba phương pháp dịch website

Cùng tìm hiểu những phương án dịch trang web tốt nhất trong trình duyệt ưa thích hoặc trên thiết bị di động và nghiên cứu cách tự dịch toàn bộ trang web.

blank

Cấu trúc song song trong tiếng Anh

Chúng ta đã được nghe nói đến tỷ lệ vàng trong nghệ thuật, kiến trúc, hay văn hóa tôn giáo. Trong ngôn ngữ ứng dụng cũng chỉ số tương tự như vậy và nó giúp

Những yêu cầu dành cho dịch thuật viên khi tham gia dịch tài liệu kỹ thuật

Dịch kỹ thuật: Định nghĩa, ý nghĩa và thách thức

Ngôn ngữ kỹ thuật có mặt khắp mọi nơi quanh ta. Cơ sở kiến thức, hướng dẫn sử dụng và ứng dụng phần mềm đều chứa các thuật ngữ chuyên ngành và khái niệm phức tạp đòi hỏi cách diễn đạt chuẩn và mức độ chính xác cao. Với các doanh nghiệp toàn cầu, bản dịch kỹ thuật chính xác và hiệu quả giúp đảm bảo rằng khách hàng trên toàn thế giới nắm rõ sản phẩm hoặc dịch vụ họ sử dụng.

Tâm lý học Quản lý: Lý do nhân viên của bạn không chịu thay đổi

Tâm lý học Quản lý: Lý do nhân viên của bạn không chịu thay đổi

Mọi nhà quản lý đều quen thuộc khi nhân viên không chịu thay đổi. Đôi khi rất dễ nhìn ra lý do — nhân viên sợ việc chuyển giao quyền lực, yêu cầu học kỹ năng mới, áp lực của việc phải gia nhập một nhóm mới. Ở những trường hợp khác, sự kháng cự này phức tạp hơn nhiều. Một nhân viên có kỹ năng và trí thông minh có thể thay đổi một cách dễ dàng, đã thể hiện mối cam kết vững chắc với công ty, cũng bày tỏ chân thành ủng hộ thay đổi — song, lại không có hành động gì một cách khó hiểu.