Đại dịch Thông tin và Thông tin Sai Sự thật trong Cuộc chiến Chống COVID-19

Đại dịch Thông tin và Thông tin Sai Sự thật trong Cuộc chiến Chống COVID-19

Đại dịch Thông tin và Thông tin Sai Sự thật trong Cuộc chiến Chống COVID-19
Dai-dich-Thong-tin-va-Thong-tin-Sai-Su-that-trong-Cuoc-chien-Chong-COVID-19

Đại dịch thông tin (infodemic) là gì?

Theo WHO, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 và công cuộc đối phó diễn ra song hành với một đại dịch thông tin ở quy mô chưa từng có: đó là sự tràn lan của các thông tin liên quan – một số đúng sự thật, đa phần thì không – khiến người dân khó tìm được những nguồn tin tin cậy và chỉ dẫn chính xác khi cần. Đại dịch thông tin chỉ sự gia tăng với số lượng lớn những thông tin liên quan đến một chủ đề cụ thể và có thể có mức tăng đột biến trong một khoảng thời gian ngắn trong thời gian diễn ra sự kiện, chẳng hạn như trong tình hình dịch bệnh hiện tại. Trong bối cảnh này, thông tin sai sự thật và các tin đồn xuất hiện phổ biến, cùng với đó là hành vi thao túng, bóp méo thông tin nhằm chủ đích không ai biết trước. Trong thời đại thông tin, hiện tượng này càng được nhân rộng thông qua các trang mạng xã hội, phát tán và lan truyền thậm chí còn nhanh hơn cả virus.

Đại dịch thông tin (infodemic)
Đại dịch thông tin (infodemic)

Thông tin sai sự thật là gì?

Thông tin sai sự thật là những thông tin giả mạo hoặc sai lệch với mục đích cố ý đánh lừa người đọc. Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, thông tin sai sự thật có thể ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống, đặc biệt là sức khỏe tinh thần của người dân, khi mà việc tìm kiếm thông tin cập nhật liên quan đến COVID-19 trên mạng Internet đã gia tăng đột biến lên 50-70%.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Y tế tại Đại học Illinois, trong tháng 3, đã có khoảng 550 triệu dòng tweet có chứa từ khóa coronavirus, corona virus, covid19, covid-19, covid_19 hay pandemic (đại dịch). Một lượng tăng đột biến các dòng tweet đã xuất hiện khi Italy bắt đầu phong tỏa và đạt mức ổn định khi Mỹ công bố đại dịch là tình trạng khẩn cấp quốc gia. Trong tổng số các dòng tweet, 35% đến từ Mỹ, theo sau là Vương quốc Anh (7%), Brazil (6%), Tây Ban Nha (5%) và Ấn Độ (4%). Xét về giới tính, tỷ lệ tweet giữa nam và nữ gần như đồng đều, nhỉnh hơn một chút ở nam giới với 55%. Xét theo độ tuổi, 70% các dòng tweet được đăng bởi những người trên 35 tuổi. Tiếp đó là 20% với nhóm trẻ em và thanh thiếu niên (dưới 17 tuổi). Các hashtag phổ biến nhất liên quan đến đại dịch là #Pandemic#FlattenTheCurve.

Đại dịch Thông tin và Thông tin Sai Sự thật trong Cuộc chiến Chống COVID-19
Cuộc khảo sát về từ khóa Covid-19 trên Tweet

Thông tin sai sự thật trong bối cảnh đại dịch có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Nhiều câu chuyện giả hoặc sai sự thật được thêu dệt và chia sẻ mà không hề có cơ sở hay được kiểm chứng. Phần lớn thông tin sai sự thật này được dựa trên thuyết âm mưu, một số còn được lồng ghép vào những thông tin chính thống. Thông tin giả mạo và sai lệch đã được lan tỏa trên khắp các khía cạnh của dịch bệnh: quá trình khởi phát của virus, nguyên nhân, cách điều trị và cơ chế lây nhiễm. Thông tin sai sự thật có thể được lan truyền và tiếp thu rất nhanh, làm thay đổi hành vi của con người, và có thể khiến nạn nhân chịu phải rủi ro lớn hơn. Tất cả những điều này làm cho đại dịch trở nên nghiêm trọng hơn, gây tổn hại tới nhiều người hơn và hủy hoại nỗ lực duy trì hệ thống y tế toàn cầu.

Phát tán thông tin sai sự thật trong đại dịch thông tin

Khả năng kết nối Internet trên toàn cầu thông qua điện thoại di động, cũng như mạng xã hội, đã tạo ra cơ hội sản xuất nội dung đột biến cũng như các hình thức tiếp nhận thông tin dễ dàng, tạo thành nền tàng cho đại dịch thông tin. Nói cách khác, tình huống mà chúng ta đang đối mặt là có rất nhiều thông tin được tạo ra và chia sẻ tới khắp các ngõ ngách trên thế giới, tiếp cận hàng tỷ người. Có bao nhiêu trong số đó là thông tin chính xác? Rất ít!

Vì sao đại dịch thông tin khiến Covid-19 trầm trọng hơn?

  • Gây khó khăn cho người dân, các nhà quyết sách và các nhân viên y tế trong việc tìm được những nguồn tin tin cậy và chỉ dẫn chính xác khi cần. Đó có thể là các nguồn từ ứng dụng, tổ chức khoa học, trang web, blog, nhân vật có tầm ảnh hưởng và vân vân.
  • Khiến người dân cảm thấy lo lắng, phiền muộn, ngợp thông tin, suy kiệt cảm xúc và không thể đáp ứng những nhu cầu quan trọng.
  • Ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định khi cần đưa ra câu trả lời ngay và không có đủ thời gian phân tích bằng chứng kỹ lưỡng.
  • Không có sự kiểm chứng đối với những gì được đăng tải, và đôi khi là đối với những gì được sử dụng để làm căn cứ hành động và ra quyết định.
  • Bất kỳ ai cũng có thể viết hoặc đăng tải bất kỳ nội dung nào lên web (podcast, bài viết, v.v.) nhất là trên các kênh mạng xã hội (tài khoản cá nhân hoặc tổ chức).

Nỗ lực của WHO chống lại đại dịch thông tin trong bối cảnh COVID-19

Mạng lưới Thông tin Đại dịch của WHO (EPI-WIN) nhằm giúp mọi người tiếp cận thông tin và tư vấn chính xác và dễ hiểu từ các nguồn tin cậy về các sự kiện y tế cộng đồng và các đợt bùng phát, mà hiện nay là COVID-19. Vào đầu tháng 4, EPI-WIN đã tổ chức sự kiện tham vấn toàn cầu trong 2 ngày về quản lý đại dịch thông tin COVID-19. Mọi ý tưởng được tập hợp từ một nhóm các chuyên gia liên ngành và 1375 người tham gia hội thảo trực tuyến. Trên 500 ý tưởng cũng đã được gửi qua diễn đàn trao đổi trực tuyến.

WHO đang thành lập các và nhóm hợp tác để hỗ trợ ứng phó với đại dịch thông tin bằng cách phát triển các nguồn lực toàn cầu để kiểm chứng sự thật và quản lý thông tin sai sự thật, đo lường đại dịch thông tin cũng như phân tích, tổng hợp bằng chứng, chuyển ngữ kiến thức, truyền đạt rủi ro, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng và tăng cường thông điệp.

Nhóm chuyên trách đại dịch thông tin của WHO đang nỗ lực làm việc để xử lý các tin đồn bằng cách đăng tải “chuyên mục giải mã tin đồn” và phỏng vấn đối đáp Trực tiếp với các chuyên gia trên trang web và các kênh mạng xã hội của mình cũng như giới truyền thông.

WHO đang hợp tác với các công ty tìm kiếm, mạng xã hội và công ty kỹ thuật số như Facebook, Google, Tencent, Baidu, Twitter, TikTok, Weibo, Pinterest cùng nhiều đơn vị khác để lọc nội dung sai lệch và củng cố thông tin chính xác từ các nguồn tin cậy, chẳng hạn như bản thân Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, v.v.

WHO đang kết nối với những người có tầm ảnh hưởng thông qua Instagram và YouTube, cùng nhiều người khác, để lan tỏa thông tin thực tế tới những người theo dõi, với trọng tâm vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thực hiện chính sách lắng nghe truyền thông và mạng xã hội kết hợp với phân tích quan điểm giúp tìm hiểu các chủ đề được đưa ra trên mạng cũng như ý nghĩa của các cuộc nói chuyện và yếu tố tác động đến cảm xúc của họ.

Trách nhiệm cập nhật chia sẻ thông tin chính thống

  • Tin tưởng tổ chức y tế thế giới
  • Tìm ra bằng chứng
  • Tránh các tin giả
  • Ủng hộ khoa học mở
  • Xác định có thông tin thêm thắt hay không, dù đó là thông tin từ một nguồn đảm bảo và từng được chia sẻ
  • Báo cáo những tin đồn độc hại
  • Bảo vệ quyền riêng tư
  • Cung cấp dữ liệu (chất lượng)
  • Nếu không thể khẳng định nguồn tin hay xác nhận đó là không tin hữu ích đã từng được chia sẻ hay chưa, tốt hơn hết là không chia sẻ
  • Khẳng định thông tin đã từng được người khác chia sẻ
  • Có trách nhiệm khi tham gia các cuộc nói chuyện trên mạng
  • Tiếp tục hợp tác
  • Có trách nhiệm khi chia sẻ thông tin
  • Nếu thông tin không được xác nhận, tốt hơn hết là không chia sẻ
  • Không ngừng cập nhật thông tin mới

Đại dịch Thông tin và Thông tin Sai Sự thật trong Cuộc chiến Chống COVID-19

Justin Nguyen

Justin Nguyen

Project Coordinator

More articles

84222_Xu hướng L&D

Top 7 Xu hướng Học tập và Phát triển trong Năm 2024

L&D đóng vai trò quan trọn trong đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng Học tập và Phát triển mới, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh lực lượng lao động toàn cầu hiện đại, với việc các tổ chức cạnh gay gắt nhằm tuyển dụng được nhân sự chất lượng cho các phòng ban và vị trí, chưa kể đến sự cần thiết phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức để bắt kịp với nhu cầu kinh doanh.