Câu hỏi:

Tứ đại kinh đô của Trung Quốc là gì?

Trả lời:

Trung Quốc với hơn 3000 năm lịch sử vương quyền. Khi một triều đại được sáng lập họ sẽ chọn một nơi theo họ có vị trí lý tưởng nhất để định đô. Những tiêu chí đặt ra thường là nơi “long khí” hội tụ, địa thế tuyệt mỹ, nguồn tài nguyên phong phú. Trong đó có 4 vùng đất được mênh danh là “Tứ đại cố đô”

#1. TÂY AN (TỈNH THIỂM TÂY)

Tây An  là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại.

#2. LẠC DƯƠNG (TỈNH HÀ NAM)

Nằm phía Tây tỉnh Hà Nam, một trong những cái nôi văn minh Trung Hoa và là một trong những cố đô vĩ đại nhất đất nước. Được xây dựng từ thế kỷ 11 trước Công nguyên, nơi đây được gọi là Cửu triều cố đô vì từng được các Vương triều như Đông Chu, Đông Hán, Tào Ngụy, Tây Tấn, Bắc Nguỵ, Tuỳ, Đường, Hậu Lương và Hậu Đường chọn làm nơi dừng chân của “thiên tử”.

3. KINH THÀNH BẮC KINH

Là thủ đô hiện tại của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, nằm ở phía Tây Bắc bình nguyên Hoa Bắc. Trước khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 221 trước công nguyên, Bắc Kinh là thủ đô của nước Kế, rồi nước Yên trong hàng thế kỷ. Từ năm 1279, Bắc Kinh giữ vai trò là thủ đô của Trung Quốc bởi nơi đây đặt trụ sở chính quyền trung ương của nhà Minh (1421-1644), nhà Thanh (1616-1911), Trung Hoa dân quốc (1912-1949) và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (từ năm 1949 đến nay).

#4. NAM KINH (TỈNH GIANG TÔ)

Thành phố Nam Kinh nằm tại hạ lưu sông Dương Tử (Trường Giang). Đồng thời, thành phố nằm trong khu kinh tế trọng điểm của Trung Quốc là Đồng bằng Sông Dương Tử. Không chỉ là kinh đô của 6 triều đại phong kiến Trung Hoa và là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc, đây còn là trung tâm giáo dục, giao thông vận tải và du lịch trong suốt lịch sử Trung Hoa thời cận đại.