Kết nối Dịch thuật: Xu thế và con đường thành công trong nền kinh tế nội dung ngày nay

Kết nối Dịch thuật: Xu thế và con đường thành công trong nền kinh tế nội dung ngày nay

Kết nối Dịch thuật: Xu thế và con đường thành công trong nền kinh tế nội dung ngày nay
Kết nối Dịch thuật: Xu thế và con đường thành công trong nền kinh tế nội dung ngày nay

Trong thế giới ngày nay, nội dung thúc đẩy doanh số bán hàng, tiếp thị, tương tác với người dùng và thậm chí cả trải nghiệm người dùng. Hầu hết các công ty giờ đây tập trung vào thương hiệu, và hầu hết các doanh nghiệp chọn cách “kể chuyện” để thúc đẩy thương hiệu. Hơn một nửa quyết định mua hàng được đưa ra trước khi khách hàng liên hệ với nhà cung cấp. Đó là lý do tại sao, mọi công ty ngày nay đều là công ty truyền thông trong nền kinh tế nội dung.

Nhưng ngành công nghiệp ngôn ngữ hiện đại đang chậm về mặt này: Nội dung mới, bằng nhiều cách khác nhau và liên tục được tạo ra qua các kênh khác nhau theo từng phần nhỏ, cần phải hiển thị đa ngôn ngữ ngay lập tức. Tuy nhiên, điều này không còn phù hợp với quy trình truyền thống đã khá quen thuộc trong ngành. Các quy trình đó được thiết kế cho xử lý các lô lớn, thao tác trên tệp văn bản quản lý một cách thủ công.

Vì vậy, trong khi việc phân phối nội dung bằng ngôn ngữ gốc đã trở nên mạnh mẽ, đa kênh, đa dạng, tự động và liên tục, thì đối tác đa ngôn ngữ vẫn thủ công và dựa trên việc trao đổi các phần nội dung rời rạc. Nó giống như việc bạn đã xây dựng bơm nước tưới cây hiện đại nhưng việc cấp nước lại bằng cách xách từng xô nước một. Về cơ bản thì hiện nay vẫn còn hơn 9o% nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ vẫn đang hoạt động theo cách này.

Khách hàng mong đợi giải pháp dịch thuật tức thì

Khách hàng đang mong đợi trải nghiệm những giải pháp dịch thuật được cung cấp một cách tức thì song hành với việc họ tạo ra một nội dung mới. Hoặc chí ít là độ trễ về ngôn ngữ mới sẽ được thu hẹp đáng kể đến mức chấp nhận được. Cụ thể, thay vì trước đây phải chờ hơn 1 ngày họ mới có được bản dịch đa ngôn ngữ cho nội dung mới của họ thì ngày nay họ chỉ cần đợi một vài tiếng, thậm chí chỉ vài giây. 

Vậy các LSP cần làm gì để đáp ứng nhu cầu này? Google Dịch là một giải pháp tạm thời khi họ có thể cung cấp đa ngôn ngữ một cách nhanh đến siêu việt. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định nhưng nhiều khách hàng có thể chấp nhận được. Các công ty dịch thuật cũng đã dần xây dựng dữ liệu và AI cho dịch thuật,  một số trong đó đã thành công như SmartCAT AI; XTM Cloud; Memsource, …

Yêu cầu của khách hàng với bản dịch

Yêu cầu của khách hàng thực tế còn cao hơn việc họ cần một bản dịch tức thì đó là việc họ cần tự động tối đa trong hoạt động này. Tức là họ sẽ không phải làm gì cả ngoại trừ việc phê duyệt thanh toán hoặc đến mức việc phê duyệt này cũng hoàn toàn là tự động. Đó là thế giới dịch thuật được kết nối. Mọi hoạt động hành chính, quản lý một dự án dịch thuật được tích hợp và tự động. 

Là một LSP, bạn đã làm việc chăm chỉ để trở thành người chiến thắng trong ngành ngôn ngữ truyền thống. Nhưng ngành công nghiệp đó đang dần không còn tồn tại. Kết nối, quản lý, mở rộng quy mô, phân phối, thanh toán – mọi tác vụ cần được tự động hóa trong một khung Dịch thuật được Kết nối duy nhất. Vì vậy, hãy nâng cấp trò chơi của bạn và thiết lập khung Dịch thuật được kết nối nếu bạn muốn trở thành người chiến thắng trong nền kinh tế nội dung ngày nay.

Kết nối Dịch thuật: Xu thế và con đường thành công trong nền kinh tế nội dung ngày nay

Picture of Thao TU

Thao TU

Associate Translator

More articles

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

blank

7 Lỗi Chủ Quan Và Khách Quan Trong Biên Dịch

Dịch thuật là một công việc chuyên môn đòi hỏi người dịch không chỉ thành thạo ngôn ngữ, có khả năng đọc hiểu (lĩnh hội) văn bản nguồn, và khả năng diễn đạt (truyền tải) trong ngôn ngữ đích mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc thận trọng để đảm bảo bản dịch không mắc những lỗi sai đáng tiếc.

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.