Tìm hiểu về Nội hóa và Ngoại hóa trong Dịch thuật

Tìm hiểu về Nội hóa và Ngoại hóa trong Dịch thuật

Nội hóa (domestication) và ngoại hóa (foreignization) là hai thuật ngữ đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử dịch thuật nhưng phải đến năm 1995, chúng mới được định nghĩa theo cách hiểu của dịch thuật hiện đại.
Tìm hiểu về Nội hóa và Ngoại hóa trong Dịch thuật
Tìm hiểu về Nội hóa và Ngoại hóa trong Dịch thuật

Cùng AMVN tìm hiểu về Nội hóa và Ngoại hóa trong Dịch thuật

Cách đây không lâu, cộng đồng dịch thuật háo hức với một loạt bản dịch tiếng Việt của một bài thơ tiếng Anh được cho là của William Shakespeare như sau:

“You say you love rain,

but you open your umbrella

when it rains.

You say you love the sun,

but you are looking for a spot of shade

when the sun shines.

You say you love the wind,

but you shut the windows

when the wind blows.

That’s why I’m afraid

when you also say

you love me.”

Sẽ không có gì đáng nói nếu những dịch phẩm đó dịch đúng theo ý thơ của tác giả, nhưng dịch giả người Việt (Lê Tiên Phong/Đại Việt Cổ Phong) đã dịch theo bút phong của các tác giả lừng lẫy của nền thơ ca Việt Nam. Chẳng hạn như dịch theo lối thơ của Nguyễn Trãi:

“Rồi hóng mưa thuở ngày trường,

Lọng tía đùn đùn tán rợp trương

Vọng nhật lâu còn tràn thức đỏ,

Hoàng đàn hiên đã tịn ánh dương.

Lao xao gió hát thương trong dạ

Vội vã rèm buông tránh tà phong.

Lẽ có ái nương cầu một tiếng,

Thê thiếp đủ khắp đòi phương.”

Hay dịch theo ngòi bút của Xuân Diệu:

“Có một dạo, em thèm cơn mưa quá,

Hạt rơi là, em vội lấy ô sang

“Em những mong, có một chút nắng vàng!”

Vầng dương lên, em dịu dàng nấp bóng

Em thủ thỉ: “Ước gì… con gió lộng…”

Cơn mùa về, bên cửa đóng, xoa tay

Anh mỉm cười, nhưng bỗng thấy lo ngay

Vì anh sợ, lời em yêu cũng thế…”

Việc đưa một đoạn thơ viết bằng ngoại ngữ sang giọng thơ thân thuộc của tiếng Việt còn được gọi là nội hóa bản dịch. Ngược lại, một câu trích trong bản dịch “Danh sách của Schindler” do Nham Hoa dịch, “Tuy vậy, vẫn khó tránh khỏi suy nghĩ Amon chính là người anh em ma quỷ của Oskar, là tên đao phủ điên rồ cuồng tín mà Oskar, nếu những ham muốn trần tục ở ông chẳng may bị đảo chiều, đã có thể trở thành” mang hơi thở ngoại lai khiến người đọc cảm thấy lạ lẫm. Hiện tượng dịch thuật đó gọi là ngoại hóa bản dịch. Văn bản này sẽ nói qua về hai khái niệm nội hóa và ngoại hóa trong dịch thuật và thái độ của người dịch trước hai khái niệm này.

Nội hóa và Ngoại hóa trong dịch thuật

Trước hết, nội hóa (domestication) và ngoại hóa (foreignization) là hai thuật ngữ đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử dịch thuật nhưng phải đến năm 1995, chúng mới được định nghĩa theo cách hiểu của dịch thuật hiện đại.

Ngoại hóa

Theo Lawrence Venuti, ngoại hóa là đưa người đọc đến gần điểm nhìn, sinh quan của tác giả, tức là dịch và bảo toàn tính chính xác về văn phong lẫn từ vựng của văn bản gốc, dù không tìm được tương đương trong ngôn ngữ đích. Vì thế, các bản dịch theo phương pháp dịch ngoại hóa được trình bày ở những cấu trúc khác với ngữ pháp và cách dùng từ của người đọc ở ngôn ngữ đích. Phương pháp dịch nội hóa khác với dịch từ đối từ. Dịch từ đối từ là dịch từng từ, bỏ qua những hiện tượng ngữ pháp, diễn ngôn, v.v.

Nội hóa

Nội hóa, là phương pháp dịch ám chỉ những nỗ lực của dịch giả muốn xóa nhòa hình ảnh của mình, biến bản dịch thành một văn bản mới được viết theo ngôn ngữ đích. Nói cách khác, phương pháp dịch nội hóa đưa tác giả tới gần người đọc một cách tự nhiên và gần gũi nhất có thể. Cũng có thể hiểu dịch nội hóa là dịch ý đối ý, dịch thoát, phóng dịch, mà trong đó chỉ cần bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp, không phải sự phù hợp từ vựng và ngữ nghĩa hay cú pháp. Theo Friedrich Schleiermacher, cha đẻ của hai phương pháp dịch này, lẫn Lawrence Venuti, người kế thừa và phát huy tiểu luận của Schleiermacher, cũng như nhiều dịch giả hiện nay ủng hộ phương pháp dịch ngoại hóa kể trên.

Trong bối cảnh giao thoa văn hóa, người đọc lẫn tác giả cần tự giữ gìn và giữ gìn văn hoá của mình. Về phía các tác giả thì lại càng không, một văn phẩm bị bóp méo một chữ thôi cũng là cấm kị. Về phía dịch giả, ngoại hóa là lựa chọn đạo đức nghề nghiệp của họ: trung thành với bản gốc. Nói cách khác, ngoại hóa hướng đến những nỗ lực của tác giả và sự bảo toàn giá trị của văn bản gốc khi chuyển ngữ và buộc người đọc phải dấn thân và tìm hiểu các giá trị đó. Tuy nhiên, Eugene Nida (1914-2011), một nhà ngôn ngữ học Hoa Kỳ được xem là nhân vật ảnh hưởng mạnh mẽ nhất về lý thuyết dịch của thế kỷ 20, trong lãnh vực dịch Kinh Thánh, lại nhắm đến sự tương đương về ý nghĩa chứ không phải nỗ lực giải thích ý nghĩa. Ông đưa ra hai thuật ngữ là “tương đồng chủ ý” (dynamic equivalance) và “tương đồng chính thức” (formal equivalance), trong đó tương đồng chủ ý là nắm bắt được sự tự nhiên trong lối diễn đạt một cách hoàn chỉnh, cố gắng tạo ra một mối quan hệ giữa người đọc ở ngôn ngữ đích với bản dịch giống với mối quan hệ giữa người đọc ở ngôn ngữ nguồn và bản gốc. Nói cách khác, phương pháp dịch nội hóa, hay tìm kiếm sự tương đương chủ ý, hướng đến độc giả ở ngôn ngữ đích, muốn đem lại cho họ một dịch phẩm tự nhiên và dễ đọc.

Tóm lại, nội hóa và ngoại hóa không hẳn đại diện cho hai thái cực của dịch thuật mà sự tài hoa nằm ở khả năng linh hoạt của người dịch. Việc lựa chọn phương pháp dịch nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng độc giả, nền văn hóa, lĩnh vực, chủ đề, v.v. Người dịch nên vượt ra khỏi rào cản của lý thuyết mà tìm cho mình một phương pháp dịch thích hợp và phù hợp nhất.

Tìm hiểu về Nội hóa và Ngoại hóa trong Dịch thuật

Picture of Justin Nguyen

Justin Nguyen

Project Coordinator

More articles

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

blank

7 Lỗi Chủ Quan Và Khách Quan Trong Biên Dịch

Dịch thuật là một công việc chuyên môn đòi hỏi người dịch không chỉ thành thạo ngôn ngữ, có khả năng đọc hiểu (lĩnh hội) văn bản nguồn, và khả năng diễn đạt (truyền tải) trong ngôn ngữ đích mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc thận trọng để đảm bảo bản dịch không mắc những lỗi sai đáng tiếc.

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

Tìm hiểu về Nội hóa và Ngoại hóa trong Dịch thuật

Tìm hiểu về Nội hóa và Ngoại hóa trong Dịch thuật

Nội hóa (domestication) và ngoại hóa (foreignization) là hai thuật ngữ đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử dịch thuật nhưng phải đến năm 1995, chúng mới được định nghĩa theo cách hiểu của dịch thuật hiện đại.