Virus SARS-COV-2 và các biến chủng mới nhất

Virus SARS-COV-2 và các biến chủng mới nhất

SARS-COV-2 virus and the latest variants
SARS-COV-2 virus and the latest variants

Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, vi-rút SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh, đã gây ra đại dịch trên toàn cầu, với tổng cộng hơn 114 triệu ca mắc và hơn 2,5 triệu ca tử vong. Cho đến nay, vi-rút SARS-CoV-2 và các biến chủng của nó vẫn đang khiến các hệ thống y tế trên toàn thế giới phải gồng mình chống chọi. Bài viết này sẽ gửi đến bạn đọc thông tin tổng hợp về SARS-CoV-2 và các biến chủng của nó.

SARS-CoV-2 là gì?

SARS-CoV-2 là chữ viết tắt của severe acute respiratory syndrome coronavirus 2, nghĩa là vi-rút corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2. Corona là một họ vi-rút lớn, có khả năng gây nhiều bệnh: từ bệnh nhẹ như cảm lạnh thông thường đến bệnh nặng như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (2002) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (2012).
Vi-rút SARS-CoV-2 hay còn được biết đến với tên gọi Vi-rút Covid-19 hay Vi-rút gây bệnh Covid-19, bắt nguồn từ cụm tiếng Anh, coronavirus disease 2019. Con số “19” trong tên gọi Covid-19 là để phản ánh năm có ca bệnh đầu tiên được phát hiện.

 

Biến chủng của vi-rút là gì?

Sau khi xâm nhập cơ thể vật chủ, vi-rút sẽ không ngừng nhân lên thông qua quá trình sao chép vật chất di truyền ARN. Quá trình này thường xuyên xảy ra lỗi, từ đó hình thành lên những con vi-rút không giống hoàn toàn vi-rút ban đầu. Những sai lỗi trong ARN của vi-rút được gọi là đột biến, và vi-rút mang đột biến được gọi là biến chủng. Đôi khi các biến chủng xuất hiện rồi tự biến mất, đôi khi chúng lại tồn tại dai dẳng, tiếp tục lây truyền và gây bệnh.

 

Các biến chủng chính của vi-rút SARS-CoV-2

Kể từ khi dịch bùng phát, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiếp nhận nhiều báo cáo về các biến cố y tế công cộng bất thường có khả năng do biến chủng của vi-rút SARS-CoV-2 gây nên. Tùy theo số lượng và vị trí đột biến trên bộ gen mà biến chủng có khả năng lây lan, gắn kết với tế bào và khả năng kháng thuốc khác nhau. Biểu hiện lâm sàng và độ nặng của bệnh cũng có thể có sự khác biệt giữa các biến chủng.

Các nhà khoa học hiện đã xác định được một số biến chủng chính đang lưu hành trong cộng đồng, bao gồm:

  • Biến chủng B.1.1.7:

Theo ước tính, biến chủng B.1.1.7 lần đầu xuất hiện tại Anh vào tháng 09/2020. Giải trình tự gen cho thấy 23 nuclêôtit trên mạch ARN của biến chủng đã bị thay thế và biến chủng không có quan hệ di truyền học với chủng vi-rút SARS-CoV-2 đang lưu hành tại Anh ở thời điểm đó.

B.1.1.7 có tốc độ và khả năng lây lan cao hơn so với các biến chủng khác. Các chuyên gia cho rằng biến chủng này có khả năng gia tăng nguy cơ tử vong của người nhiễm, tuy nhiên độ nặng và khả năng tái mắc bệnh không thay đổi so với các biến chủng cũ. Tính đến ngày 30/12/2020, biến chủng này đã được ghi nhận tại hơn 31 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.

  • Biến chủng B.1.351:

B.1.351 được phát hiện lần đầu tại Nam Phi vào đầu tháng 10/2020 và hiện đã có mặt tại ít nhất 4 quốc gia khác. Biến chủng này có chung một số đột biến với biến chủng B.1.1.7.

Một số bằng chứng ban đầu chỉ ra rằng vắc-xin mRNA-1273 do hãng dược Moderna sản xuất và đang được sử dụng tại Mỹ có thể kém hiệu quả đối với biến chủng này. Ngoài ra, hiện chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy B.1.351 gây triệu chứng và hậu quả nghiêm trọng hơn cho người bệnh. Tuy nhiên, sẽ cần thêm nhiều nguyên cứu để có thể đưa ra kết luận chính xác.

  • Biến chủng P.1:

Biến chủng P.1 được phát hiện lần đầu vào tháng 01/2021 tại một sân bay Nhật Bản, trong quá trình xét nghiệm sàng lọc cho các du khách đến từ Brazil. Biến chủng P.1 gồm 17 đột biến đặc biệt, trong đó có 3 đột biến tại vùng gắn kết thụ thể của protein gai trên bề mặt vi-rút (đột biến K417T, E484K và N501Y). Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy đột biến của biến chủng P.1 có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận diện và trung hòa vi-rút của kháng thể.

Ba biến chủng trên có chung một đột biến được gọi là D614G. Đột biến này cho phép vi-rút lây lan nhanh hơn, nhưng không khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn, cũng như không làm thay đổi hiệu quả của các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm, điều trị, vắc-xin hay các biện pháp phòng ngừa.

 

Biến chủng của vi-rút SARS-CoV-2 tại Việt Nam

Theo công bố của Bộ Y tế, Việt Nam hiện đã ghi nhận 4 biến chủng của virus SARS-CoV-2:

  • D614G có nguồn gốc từ Châu Âu, là biến chủng gây ra đợt dịch tại Đà Nẵng.
  • B.1.1.7 từ Anh, “thủ phạm” gây ra đợt dịch tại Hải Dương.
  • B.1.351 từ Nam Phi, được phát hiện ở bệnh nhân số BN1422 người Nam Phi. Bệnh nhân bay từ Nam Phi đến Việt Nam và nhập cảnh tại sân bay Nội Bài vào ngày 19/12/2020.
  • A.23.1 từ Rwanda, châu Phi, được phát hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh.

So với biến chủng D614G gây ra đợt dịch tại Đà Nẵng, biến chủng B.1.1.7 gây dịch tại Hải Dương có khả năng lây lan nhanh hơn. Cụ thể, chỉ trong 20 ngày đầu tiên, số ca mắc tại Hải Dương (575 ca, trung bình 20 ca/ngày) đã cao gấp 1,5 lần tổng số ca mắc tại Đà Nẵng trong toàn đợt (36 ngày, 389 ca, trung bình 15 ca/ngày).

 

Khả năng xuất hiện biến chủng mới trong tương lai

Như đã đề cập ở trên, vi-rút không ngừng biến đổi theo thời gian. Càng nhiều người và động vật nhiễm vi-rút, khả năng xuất hiện đột biến trong bộ gen vi-rút dẫn đến sự ra đời của biến chủng mới càng cao. Do đó, việc hạn chế tối đa lây truyền vi-rút SARS-CoV-2 thông qua các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh theo chủ trương 5k của Bộ y tế: khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược toàn cầu nhằm giảm thiểu phát sinh đột biến vi-rút.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.who.int/csr/don/31-december-2020-sars-cov2-variants/en/
  2. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/more/science-and-research/scientific-brief-emerging-variants.html
  3. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/cases-updates/variant-surveillance/variant-info.html
  4. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/transmission/variant.html
  5. https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-1576Bộ

Virus SARS-COV-2 và các biến chủng mới nhất

Picture of Melisa Tran

Melisa Tran

Senior Translator

More articles

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

blank

7 Lỗi Chủ Quan Và Khách Quan Trong Biên Dịch

Dịch thuật là một công việc chuyên môn đòi hỏi người dịch không chỉ thành thạo ngôn ngữ, có khả năng đọc hiểu (lĩnh hội) văn bản nguồn, và khả năng diễn đạt (truyền tải) trong ngôn ngữ đích mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc thận trọng để đảm bảo bản dịch không mắc những lỗi sai đáng tiếc.

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

SARS-COV-2 virus and the latest variants

Virus SARS-COV-2 và các biến chủng mới nhất

Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, vi-rút SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh, đã gây ra đại dịch trên toàn cầu, với tổng cộng hơn 114 triệu