Tiếng Việt: Tiêm tĩnh mạch
Tiếng Anh: Intravenous
Tiêm tĩnh mạch là kỹ thuật dùng bơm kim tiêm đưa một thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch để nhanh chóng thu được tác dụng.
Chỉ định tiêm tĩnh mạch:
- Bệnh nhân cấp cứu;
- Bệnh nhân suy kiệt;
- Người bệnh nặng cần tác dụng nhanh của thuốc đối với cơ thể: Thuốc gây mê, gây ngủ, chống xuất huyết, chống trụy mạch,…;
- Các loại thuốc có thể gây hoại tử da, cơ, các tổ chức dưới da, không hấp thu hoặc bị phá hủy bởi đường tiêu hóa;
- Thuốc có tác dụng toàn thân;
- Cần đưa vào cơ thể một lượng thuốc lớn;
- Thuốc không được tiêm bắp hay tiêm dưới da, chỉ được tiêm tĩnh mạch;
- Máu, huyết tương và các dung dịch keo như: Dextran, subtosan;
- Các loại huyết thanh trị liệu;
- Người bệnh không thể uống thuốc được: Bị nôn ói nhiều, chuẩn bị phẫu thuật, tâm lý không hợp tác.
- Xử lý kịp thời nếu bị nôn sau khi uống thuốc tránh thai
- Người bệnh bị nôn ói khi dùng thuốc sẽ được chỉ định tiêm tĩnh mạch
Chống chỉ định tiêm tĩnh mạch
- Thuốc tan trong dầu, thuốc tiêm nhanh gây rối loạn nhịp tim;
- Thuốc gây kích thích mạnh cho hệ tim mạch như adrenalin (chỉ tiêm tĩnh mạch adrenalin trong trường hợp cấp cứu, khi huyết áp tụt, không đo được, không bắt được mạch,… )
- Chống chỉ định tuyệt đối tiêm tĩnh mạch ở những vị trí bị nhiễm trùng, bỏng;
- Chống chỉ định tương đối tiêm tĩnh mạch ở đoạn cuối chi bị tê liệt, vị trí phù nề và các khớp.