Phụ đề trên các video và phim ảnh giúp cho nhiều khán giả tận hưởng và thưởng thức các sản phẩm video nước ngoài trọn vẹn hơn do chúng giúp họ hiểu được các đoạn đối thoại bằng tiếng nước ngoài đã được dịch ra ngôn ngữ của chính họ. Nhưng ít ai biết rằng những công việc đằng sau dịch phụ đề ngốn rất nhiều thời gian, đồng thời cũng đòi hỏi độ chính xác cao với các tiêu chí, quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Dịch phụ đề chuyên nghiệp đòi hỏi các kỹ năng của chuyên gia ngôn ngữ, những người được đào tạo chuyên sâu về quá trình phức tạp khi dịch các thể loại và nội dung chương trình khác nhau. Hiểu được một số sự thật về dịch phụ đề và những thách thức mà các dịch giả phải đối mặt có thể giúp bạn trân trọng một bộ phim có phụ đề hơn nữa. Vì vậy, đừng chần chừ gì nữa, hãy khám phá ngay 7 sự thật về dịch phụ đề mà có thể bạn chưa từng biết tới sau đây:
1. Các giới hạn đối với dịch phụ đề
Công việc dịch phụ đề luôn có những ràng buộc. Độ dài câu dịch bị giới hạn trong hai dòng phụ đề. Mỗi dòng chỉ bao gồm không quá 35 ký tự, tính cả ký hiệu và dấu cách. Hai dòng phụ đề trong một khung video chỉ được phép có tối đa 70 ký tự.
Phụ đề cũng bị giới hạn về thời gian. Phụ đề xuất hiện trong khoảng thời gian tối thiểu là 1 giây. Thời gian hiển thị phụ đề tối đa trên màn hình là 6 giây.
Nhưng những thông số này không phải là bất di bất dịch. Chúng chỉ là những điểm chính cần tuân thủ, do dịch phụ đề cần phải linh hoạt, vì thế, sẽ luôn có những sự sai lệch.
2. Tốc độ đọc giữ vai trò quan trọng
Số lượng các ký tự thực tế xuất hiện trên dòng phụ đề và thời gian hiển thị trên màn hình cũng sẽ phụ thuộc vào tốc độ đọc trung bình của người xem. Tốc độ của người xem không giống nhau khi đọc cùng một số lượng từ trong vòng 6 giây. Tốc độ đọc trung bình hiện tại được ước tính là 3 từ/giây. Như vậy, người có tốc độ đọc trung bình cần khoảng 4 giây để đọc 2 dòng phụ đề gồm 70 ký tự hay xấp xỉ 12 chữ.
3. Thể hiện cảm xúc
Mỗi bộ phim là một tác phẩm kể về một câu chuyện và thể hiện tất cả các cung bậc cảm xúc khác nhau. Đây là một trong số những điều khó khăn nhất của dịch phụ đề. Người dịch cần thể hiện trong các cuộc hội thoại đúng những cảm xúc mà người xem nhìn thấy trên màn hình. Các từ ngữ phải được người dịch và biên tập chọn lựa kỹ lưỡng. Chúng phải hiệu quả trong việc thể hiện cùng loại cảm xúc mà cảnh phim và diễn viên đang thể hiện. Nếu không thận trong việc lựa chọn từ ngữ, người xem sẽ không hiểu được trọn vẹn một cảnh phim cụ thể.
4. Vấn đề với từ ngữ
Chúng ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và mỗi từ ngữ đều truyền tải một ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên, có nhiều từ trong tiếng Anh không có tương đương trực tiếp trong các ngôn ngữ khác. Khi ấy, người dịch phải sử dụng từ của ngôn ngữ gốc và bổ sung phần cắt nghĩa vào ngoặc đơn bên cạnh.
5. Lời của các bài hát và xử lý các câu chửi thề
Rất khó để xử lý những từ chửi rủa mà diễn viên thốt ra trong các bộ phim! Có những nền văn hóa mà ở đó các từ như vậy được chấp nhận. Tương tự như thế, các từ chửi rủa được cho là xấu trong một ngôn ngữ có thể có ý nghĩa khác biệt và tích cực trong các ngôn ngữ khác.
Sẽ là một vấn đề nếu tác động mong muốn của các từ chửi rủa bị mất đi trong bản dịch. Do vậy, để có thể tìm ra từ ngữ chính xác phù hợp với cảm xúc được truyền tải, họ có thể phải thử và mắc lỗi đôi ba lần.
Về âm nhạc, âm nhạc đôi khi đóng vai trò cốt yếu với một bộ phim, như phim Ấn Độ chẳng hạn. Trong những trường hợp này, dịch phụ đề trở nên khó khăn hơn. Lời bài hát và tác động cảm xúc của bài hát có thể bị mất đi khi bản dịch tệ. Đôi khi các bản dịch lỗi khiến cho ý nghĩa của bài hát trong các bộ phim trở nên nực cười.
6. Sự độc đáo
Dịch phụ đề khá là độc đáo. Nó biến ngôn ngữ lời nói của diễn viên trên màn ảnh thành văn bản viết. Những đoạn văn bản này xuất hiện đồng thời trên màn hình cùng với lời thoại.
Cùng lúc đó, người xem vẫn nghe được trọn vẹn đoạn hội thoại gốc. Vì thế, dịch phụ đề thực hiện hai nhiệm vụ. Nó bổ sung thêm một kênh giao tiếp khác cho bộ phim trong khi vẫn đảm bảo rằng hai ngôn ngữ cùng xuất hiện một cách hòa hợp.
7. Dịch phụ đề bắt nguồn từ đầu những năm 1900
Một trong số những sự thật thú vị nhất về dịch phụ đề là phụ đề xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1903. Nó được sử dụng trong bộ phim sử thi mang tên Túp lều bác Tom của Edwin S. Porter. Vào thời điểm đó, phụ đề được gọi là bảng nội đề. Bảng nội đề là những văn bản được in hay viết trên giấy. Chúng được quay phim lại và chèn giữa các cảnh phim cho nên dịch thuật tại thời điểm đó tương đối dễ dàng hơn.
Phương pháp dịch này đã được gọi là phụ đề vào năm 1909 trong thời kỳ phim câm. Khi phim có âm thanh được phát minh vào năm 1927, các nhà sản xuất và phân phối phim đã gặp vấn đề vì việc tạo ra bản sao của các bộ phim trong các ngôn ngữ khác nhau bằng cách lồng tiếng rất đắt đỏ và phức tạp.
Bộ phim có âm thanh đầu tiên được làm phụ đề là “Ca sĩ nhạc jazz”. Bộ phim được phát hành lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1927 ở Mỹ và được công chiếu vào ngày 26/01/1929 ở Paris với phụ đề tiếng Pháp.
Kết luận
Giờ thì bạn đã biết được những sự thật thú vị về dịch phụ đề mà không nhiều người biết! Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ trân trọng khối lượng công việc khổng lồ và những kỹ năng mà người dịch phải có để tạo ra những phụ đề giúp bạn hiểu trọn vẹn một tác phẩm nước ngoài!