, ,

ISO 17100: Yêu cầu về trình độ của dịch thuật viên

ISO 17100: Yêu cầu về trình độ của dịch thuật viên

ISO 17100: Yêu cầu về trình độ của dịch thuật viên
ISO 17100: Yêu cầu về trình độ của dịch thuật viên

Khi khách hàng ký kết hợp đồng với một nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ (LSP), họ kỳ vọng sẽ có một đội ngũ dịch thuật viên trình độ cao làm việc có qui trình khoa học cho dự án dịch thuật của mình. Vậy ở đây đang có 2 vấn đề quan tâm đó là con người và qui trình. Nhận thức được điều này, các tổ chức ngôn ngữ trên toàn cầu cũng đã nỗ lực trong một thời gian dài để tiêu chuẩn hóa hoạt động cung ứng dịch thuật, đó chính là ISO 17100:2015 – tiền thân là BS EN 15038,  cũng như xây dựng một hệ thống đánh giá năng lực dịch thuật viên (Chứng chỉ dịch thuật viên toàn cầu). Bài viết tôi chỉ trình bày một khía cạnh liên quan đến yêu cầu trình độ người dịch trong quá trình đưa tiêu chuẩn này áp dụng vào thực tiễn.

Giới thiệu tiêu chuẩn dịch thuật quốc tế ISO 17100

Năm 2015, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã thông qua ISO 17100 “Dịch vụ dịch thuật và các Yêu cầu đối với dịch vụ dịch thuật.” Tiêu chuẩn quốc tế này đưa ra các yêu cầu đối với quá trình dịch thuật và các nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật, thay thế cho tiêu chuẩn dịch thuật trước đây là EN 15038. Nhiều LSP có sẵn EN 15308 nay sẽ chuyển sang áp dụng phiên bản tiêu chuẩn quốc tế mới này.

Các bên sử dụng dịch vụ dịch thuật không nên chỉ dựa vào bất kỳ chứng chỉ riêng lẻ nào để làm minh chứng cho năng lực của LSP mà phải xét đến cả độ tin cậy của LSP đó. Một số khách hàng chẳng hạn như các cơ quan chính phủ sẽ tuân theo các yêu cầu pháp lý hoặc chính sách để chỉ làm việc với những LSP đã được chứng nhận.

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã thông qua ISO 17100
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã thông qua ISO 17100

Vấn đề về trình độ người dịch

Đặc biệt, các yêu cầu trong tiêu chuẩn mới về trình độ của cá nhân biên dịch viên đã gây ra nhiều tranh cãi. Tiêu chuẩn đưa ra ba tiêu chí để xác nhận một biên dịch viên có đủ trình độ làm việc trong một dự án tuân thủ theo ISO 17100:

  1. có bằng tốt nghiệp chuyên ngành dịch thuật được cấp bởi một cơ sở đạo tạo đại học; 
  2. có bằng tốt nghiệp chuyên ngành bất kỳ được cấp bởi một cơ sở đào tạo đại học cộng với hai năm kinh nghiệm chuyên môn dịch thuật toàn thời gian; hoặc 
  3. có năm năm kinh nghiệm chuyên môn dịch thuật toàn thời gian”. 

Mặc dù không phải nhà cung cấp nào cũng áp dụng các tiêu chuẩn này – thậm chí nếu có thì cũng không áp dụng cho mọi dự án – nhưng những tiêu chuẩn này vẫn ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn mà các LSP và khách hàng thường tìm kiếm.

Tiêu chuẩn còn đưa ra ba chú thích về các yêu cầu trên để làm rõ rằng 1) “bằng tốt nghiệp” là bằng ở cấp độ học thuật đầu tiên mà một cơ sở đào tạo đại học cấp; 2) “bằng chuyên ngành dịch thuật” bao gồm cả những bằng mà phạm vi của chúng bao hàm lĩnh vực dịch thuật, ngay cả khi không có chữ “dịch thuật” được ghi rõ trong tên bằng; và 3) “kinh nghiệm chuyên môn toàn thời gian” bao gồm cả kinh nghiệm trong thời gian tương đương (ví dụ, kinh nghiệm bốn năm bán thời gian bằng với kinh nghiệm hai năm toàn thời gian).

Một số cơ quan sau đó đã cố gắng loại bỏ những chú thích này với lý do lỗi biên tập thông qua thủ tục bỏ phiếu. Đề xuất của họ đã được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu tiểu ban và được chuyển tới toàn bộ thành viên trong Ban Kỹ thuật ISO 37 (chịu trách nhiệm cho các tiêu chuẩn liên quan đến dịch thuật) vào tháng 12 để phê duyệt.

Tuy nhiên, nhiều cơ quan thành viên đã phản đối, vì việc loại bỏ những chú thích này sẽ dẫn tới những hậu quả sau:

1) Việc không có giải thích về định nghĩa của một bằng “chuyên ngành dịch thuật” có thể sẽ loại đi các khóa học mà không ghi rõ từ “dịch thuật” trong tên bằng, ngay cả khi các khóa học này tập trung vào lĩnh vực dịch. Ở châu Âu và châu Á, các biên dịch viên thường được hưởng lợi từ một hệ thống bằng cấp học thuật được thiết lập tốt. Ngược lại, ở Bắc Mỹ, các biên dịch viên thường được cấp bằng được ghi tên ở những lĩnh vực khác, chẳng hạn như “Ngôn ngữ học tiếng Tây Ban Nha.”

2) Ở một số quốc gia thuộc khu vực Mỹ Ănglê (Anglo-American), thuật ngữ “bằng tốt nghiệp” có nghĩa là bằng ở trình độ thạc sĩ hoặc cao hơn, trong khi các quốc gia khác chỉ đến trình độ cử nhân. Do đó, một cá nhân rất có thể được coi là đạt đủ trình độ ở quốc gia này, nhưng lại không đạt ở một quốc gia khác.

3) Khi không nhắc tới các khoảng thời gian làm việc tương đương, tiêu chuẩn có thể loại bỏ những biên dịch viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bán thời gian, do họ lựa chọn hoặc do sự cần thiết, ở vai trò quản lý, phiên dịch viên, hoặc biên tập viên. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng một cách không tương xứng đến những biên dịch viên đang làm việc trong những thị trường mới nổi, những người xử lý các ngôn ngữ kém phổ thông hơn và không có nhu cầu tuyển dụng toàn thời gian.

Hậu quả và giải pháp

Tại cuộc họp Hiệp hội Dịch thuật Hoa Kỳ (ATA) vào tháng 10, Robin Bonthrone đã báo cáo rằng có tới 50% biên dịch viên đang làm việc hiện nay sẽ không còn được coi là đạt đủ trình độ theo tiêu chuẩn mới nếu các chú thích trên bị loại bỏ, điều này chỉ ra rằng phiên bản tiêu chuẩn mới không có các chú thích sẽ “thất bại khi áp dụng vào thực tế.”

Điều may mắn là, ban thư ký trung tâm của ISO đã can thiệp và gửi lại đề xuất loại bỏ các chú thích về TC37 để thảo luận thêm. Do ảnh hưởng tới khả năng áp dụng thực tiễn của tiêu chuẩn, các chú thích không thể chỉ đơn giản là bị loại bỏ như những lỗi biên tập. Sẽ mất thêm ít nhất là vài tháng để có thể đưa ra quyết định loại bỏ chúng hay không.

Tuy nhiên, chỉ cần xem xét sơ qua cũng có thể thấy việc loại bỏ các chú thích này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội của các LSP và các biên dịch viên tự do, khi mà chứng nhận về trình độ của họ hoàn toàn có thể bị tước đi. Việc bỏ đi các chú thích sẽ làm giảm phạm vi áp dụng thực tiễn của tiêu chuẩn cũng như độ tin cậy của nó, điều mà chắc chắn sẽ trái ngược với mục tiêu ban đầu là xây dựng lên một tiêu chuẩn toàn cầu, trung lập và không thiên lệch.

ISO 17100: Yêu cầu về trình độ của dịch thuật viên

Justin Nguyen

Justin Nguyen

Project Coordinator

More articles

84286-GIảm chi phí dịch thuật

04 cách giảm chi phí dịch thuật cho doanh nghiệp

Bản địa hóa ứng dụng di động, trang web hoặc trò chơi điện tử là một nhu cầu tất yếu cho các doanh nghiệp muốn mở rộng sang thị trường quốc tế. Cùng tìm hiểu cách áp dụng các giải pháp bản địa hóa để tăng hiệu quả và cắt giảm chi phí dịch thuật.

84222_Xu hướng L&D

Top 7 Xu hướng Học tập và Phát triển trong Năm 2024

L&D đóng vai trò quan trọn trong đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng Học tập và Phát triển mới, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh lực lượng lao động toàn cầu hiện đại, với việc các tổ chức cạnh gay gắt nhằm tuyển dụng được nhân sự chất lượng cho các phòng ban và vị trí, chưa kể đến sự cần thiết phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức để bắt kịp với nhu cầu kinh doanh.

84149-Su dung Google dich hieu qua-2

04 Cách Sử dụng Google Translate Hiệu quả nhất

Google Translate đã được phát triển thành một công cụ đạt năng suất cao, giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và giải quyết được nhu cầu có một bản dịch đủ để hiểu nghĩa. Trong bài viết này, AM Việt Nam sẽ chia sẻ về 4 cách để sử dụng Google Translate hiệu quả nhất.

84286-GIảm chi phí dịch thuật

04 cách giảm chi phí dịch thuật cho doanh nghiệp

Bản địa hóa ứng dụng di động, trang web hoặc trò chơi điện tử là một nhu cầu tất yếu cho các doanh nghiệp muốn mở rộng sang thị trường quốc tế. Cùng tìm hiểu cách áp dụng các giải pháp bản địa hóa để tăng hiệu quả và cắt giảm chi phí dịch thuật.