,

Moderna COVID-19 (mRNA-1273): Những điều bạn cần biết

Moderna COVID-19 (mRNA-1273): Những điều bạn cần biết

Moderna COVID-19 (mRNA-1273): Những điều bạn cần biết
Moderna COVID-19 (mRNA-1273): Những điều bạn cần biết

Cập nhật ngày 25/06/2021

Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) của WHO đã đưa ra khuyến nghị tạm thời về cách sử dụng vắc-xin Moderna COVID-19 (mRNA-1273) trong phòng dịch.

Đối tượng nào cần được ưu tiên tiêm vắc-xin?

Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm vắc-xin. Khi nguồn vắc-xin dồi dào hơn, các nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19 cũng như những người phải đối mặt với sự bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe cũng cần được ưu tiên tiêm phòng.

Các đối tượng ưu tiên khác

Những người mắc bệnh phổi mãn tính, bệnh tim, béo phì, đái tháo đường, bệnh gan và HIV được xác định là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị diễn biến nặng nếu nhiễm COVID-19. Nhóm đối tượng này được khuyến nghị nên tiêm phòng sớm nhất có thể.

Những người bị suy giảm miễn dịch cũng thuộc nhóm đối tượng ưu tiên. Tuy vẫn cần tiến hành thêm những nghiên cứu khác để có kết luận cụ thể và chính xác hơn, nhưng về cơ bản, người bị suy giảm miễn dịch có thể được tiêm phòng COVID-19 sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.

Người nhiễm HIV nếu mắc COVID-19 có nguy cơ diễn biến nặng. Các cá nhân được xác định dương tính với HIV cần được cung cấp thông tin và tư vấn trước khi tiêm phòng.

Người từng mắc COVID-19 trước đây cũng có thể tiêm phòng. Tuy nhiên, thời gian tiêm chủng có thể cần được lùi lại đến 6 tháng sau thời điểm nhiễm SARS-CoV-2.

Hiệu quả của vắc-xin trên phụ nữ cho con bú dự kiến tương tự như trên các đối tượng là người trưởng thành khác. WHO khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú cũng nên tiêm phòng COVID-19 như người bình thường và không cần ngừng cho con bú sau khi tiêm.

Phụ nữ đang mang thai có nên tiêm phòng?

Theo WHO, phụ nữ mang thai nên tiêm phòng COVID-19 nếu các lợi ích thu được vượt trội so với các nguy cơ tiềm tàng. Để hỗ trợ phụ nữ mang thai trong quá trình đánh giá và ra quyết định, các mẹ bầu cần được cung cấp thông tin về nguy cơ COVID-19 trong thai kỳ, lợi ích của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tại địa phương và các thông tin liên quan khác. WHO không khuyến nghị thử thai trước khi tiêm phòng, trì hoãn hoặc đình chỉ thai kỳ để tiêm vắc-xin.

Những đối tượng không nên tiêm vắc-xin

Những cá nhân có tiền sử phản ứng dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin không nên tiêm vắc-xin Moderna hoặc bất kỳ loại vắc-xin mRNA nào khác.

Người cao tuổi là đối tượng được ưu tiên tiêm phòng do có nguy cơ bệnh diễn biến nặng và tử vong cao, tuy nhiên, với những người cao tuổi có thể trạng đặc biệt yếu với tiên lượng sống dưới 3 tháng, cần đánh giá cụ thể trong từng trường hợp.

Theo các kết quả nghiên cứu hiện tại, không tiêm vắc-xin Moderna cho người dưới 18 tuổi.

Liều khuyến nghị

SAGE khuyến nghị mỗi cá nhân nên tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Moderna mRNA-1273 (mỗi mũi 100 µg, 0,5 ml) cách nhau 28 ngày, có thể nâng lên 42 ngày nếu cần.

Vắc-xin Moderna mRNA-1273 có an toàn không?

WHO đưa vắc-xin Moderna vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào ngày 30/4 sau khi đánh giá chất lượng, tính an toàn và hiệu lực của loại vắc-xin này. Cơ quan Dược phẩm châu Âu EMA cũng cấp phép sử dụng Moderna trên toàn lãnh thổ châu Âu sau khi đánh giá kỹ lưỡng các dữ liệu về chất lượng, tính an toàn và hiệu lực của vắc-xin này.

SAGE khuyến nghị người tiêm vắc-xin nên ở lại cơ sở tiêm để được theo dõi ít nhất 15 phút sau tiêm. Người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng ngay sau khi tiêm mũi 1 không nên tiêm mũi 2.

Hiệu quả của vắc-xin như thế nào?

Vắc-xin Moderna đã cho thấy hiệu quả bảo vệ chống lại COVID-19 xấp xỉ 94,1%, bắt đầu từ ngày thứ 14 sau khi tiêm mũi đầu tiên.

Moderna có hiệu quả trước các biến chủng mới không?

Dựa trên các bằng chứng thu được tính đến thời điểm hiện tại, các biến chủng mới của SARS-CoV-2, như B.1.1.7 và 501Y.V2, không làm thay đổi hiệu quả của vắc-xin Moderna mRNA. Công tác theo dõi, thu thập và phân tích dữ liệu về các biến chủng mới và tác động của chúng đến hiệu quả chẩn đoán, điều trị COVID-19 và hiệu quả của vắc-xin đang tiếp tục được tiến hành.

Moderna có ngăn ngừa lây nhiễm không?

Chúng ta không biết liệu vắc-xin có thể bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ nhiễm bệnh và ngăn chặn nguy cơ truyền bệnh cho người khác không. Người tiêm được miễn dịch trong nhiều tháng, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy trạng thái miễn dịch sẽ kéo dài mãi mãi. Những vấn đề này đang tiếp tục được nghiên cứu.

(Theo WHO) – Xem bản gốc tại đây

Moderna COVID-19 (mRNA-1273): Những điều bạn cần biết

Thao TU

Thao TU

Associate Translator

More articles

84286-GIảm chi phí dịch thuật

04 cách giảm chi phí dịch thuật cho doanh nghiệp

Bản địa hóa ứng dụng di động, trang web hoặc trò chơi điện tử là một nhu cầu tất yếu cho các doanh nghiệp muốn mở rộng sang thị trường quốc tế. Cùng tìm hiểu cách áp dụng các giải pháp bản địa hóa để tăng hiệu quả và cắt giảm chi phí dịch thuật.

84222_Xu hướng L&D

Top 7 Xu hướng Học tập và Phát triển trong Năm 2024

L&D đóng vai trò quan trọn trong đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng Học tập và Phát triển mới, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh lực lượng lao động toàn cầu hiện đại, với việc các tổ chức cạnh gay gắt nhằm tuyển dụng được nhân sự chất lượng cho các phòng ban và vị trí, chưa kể đến sự cần thiết phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức để bắt kịp với nhu cầu kinh doanh.

84149-Su dung Google dich hieu qua-2

04 Cách Sử dụng Google Translate Hiệu quả nhất

Google Translate đã được phát triển thành một công cụ đạt năng suất cao, giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và giải quyết được nhu cầu có một bản dịch đủ để hiểu nghĩa. Trong bài viết này, AM Việt Nam sẽ chia sẻ về 4 cách để sử dụng Google Translate hiệu quả nhất.

84286-GIảm chi phí dịch thuật

04 cách giảm chi phí dịch thuật cho doanh nghiệp

Bản địa hóa ứng dụng di động, trang web hoặc trò chơi điện tử là một nhu cầu tất yếu cho các doanh nghiệp muốn mở rộng sang thị trường quốc tế. Cùng tìm hiểu cách áp dụng các giải pháp bản địa hóa để tăng hiệu quả và cắt giảm chi phí dịch thuật.