Nội dung chất lượng và cách sáng tạo nội dung SEO chất lượng

Nội dung chất lượng và cách sáng tạo nội dung SEO chất lượng

Tất cả giới SEO đều phải đặt chất lượng bài viết lên hàng đầu. Nhưng thế nào là nội dung chất lượng? Tiêu chí chất lượng của người dùng với Google có giống nhau? Bài viết này sẽ nói về nội dung chất lượng, khái niệm và cách để bạn có được một bài viết chất như nước cất. Tuy cần đến một chút sáng tạo nhưng chớ lo, bạn không cần viết hay như Nam Cao đâu.

Chỉ cần tập trung vào những thứ quan trọng thôi bạn có thể viết nên một nội dung chất lượng và có thứ hạng tìm kiếm cao, bạn vui mà người đọc cũng vui.

Nội dung SEO chất lượng là gì?

Một câu hỏi muôn thuở. Sáng tạo một bài viết chất lượng sẽ giúp bạn thêm lượt truy cập, giảm tỷ lệ thoát, và tăng tương tác. Nhưng ai là người quyết định chất lượng bài viết của bạn? Câu trả lời rất ngắn gọn: người dùng. Nhưng câu trả lời càng đơn giản lại càng đau đầu. Vì mỗi người dùng mỗi khác. Mỗi người dùng có mục đích tìm kiếm khác nhau. Và mỗi người dùng có ý định riêng, mà đáng tiếc thay, bạn lại không biết ý định đó. Thực ra không hẳn là không biết.

Bạn không nghĩ một bài viết về cách viết nội dung chất lượng lại có mở bài như vậy phải không? Đừng lo, 30 chưa phải là Tết! Dù cuối cùng chất lượng của nội dung sẽ do người dùng quyết định, nhưng bạn vẫn có thể tung một vài chiêu để có một bài viết có nội dung được đầu tư, dễ đọc và lôi cuốn. Nội dung đủ điều kiện để người dùng và hệ thống tìm kiếm đánh giá là nội dung chất lượng cao. Phải, tin tôi đi. Hãy nhớ điều tôi nói lúc trước về lợi ích của một bài viết chất lượng tốt.

Nhung loi ich cua khach hang khi lua chon dich thuat cong chung tai AM Viet Nam-1

Cách để có bài viết SEO chất lượng

1. Viết vì người đọc, không vì tác giả

Giả dụ bạn đang phát triển một trang web về Thương mại điện tử và bạn muốn người đọc biết thêm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Nếu là một người quản trị blog, bạn muốn người đọc hiểu rõ về công ty của mình và các chủ đề mà bạn hứng thú. Tất nhiên, đây là những ý chính trong bài viết của bạn. Tuy nhiên, lưu tâm đến nhu cầu đọc thực sự của người dùng là điều quan trọng. Sở thích của họ là gì? Họ đang theo dõi sự kiện hay tin tức nào có liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn? Và “vấn đề” nào người dùng đang mắc phải khiến họ phải truy cập trang web của bạn?

Để có được bài viết mà người dùng đánh giá cao, bước đầu tiên là cung cấp thông tin mà người dùng đang tìm kiếm. Thực hiện nghiên cứu từ khóa một cách chỉn chu, bạn sẽ tìm được thông tin mà người dùng đang tìm kiếm. Hoạt động này sẽ giúp bạn xác định được chủ đề cho bài viết và từ khóa mà người dùng sử dụng. Ngoài ra còn giúp bài viết của bạn đạt thứ hạng cao, vì một trang web có nhiều lượt truy cập, ít tỷ lệ thoát trang sẽ chứng tỏ với Google bài viết của bạn là một kết quả sáng giá.

2. Nội dung dễ đọc và hấp dẫn

Nếu muốn truyền tải thông điệp và muốn người đọc đọc hết blog hoặc trang web của mình, hãy tạo ra một nội dung dễ đọc. Một văn bản dễ đọc nghĩa là có sự lưu tâm đến cấu trúc và chọn từ. Một bài viết chỉ toàn chữ mà không phân chia theo tiêu đề hay theo đoạn sẽ dọa người đọc chết khiếp, hãy nhớ chia bài viết thành những đoạn nhỏ kèm tiêu đề để người đọc có chỗ thở nhé. Ngoài ra, cố đừng sử dụng quá nhiều từ khó hiểu và hãy lăn tăn với độ dài của câu văn trước khi đặt dấu chấm. Đây có thể là hai sai lầm nghiêm trọng tới tính dễ đọc của bài viết và cản trở tốc độ đọc của người đọc.

Hãy tìm niềm vui ở con chữ và tạo nên nét cuốn hút từ sự sáng tạo. Dùng từ đồng nghĩa, thay câu dài bằng câu ngắn và viết theo ngòi bút của chính mình. Bạn sẽ trở nên khác biệt với công ty đối thủ và người dùng sẽ biết thêm thông tin về bạn cũng như thương hiệu của bạn hơn. Bạn tò mò chưa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về những mẹo để viết những blog dễ đọc và hấp dẫn.

3. Mục đích tìm kiếm và mục tiêu của bạn

Cùng bắt đầu với định nghĩa của mục đích tìm kiếm. Mục đích tìm kiếm là lý do người dùng thực hiện hành vi tìm kiếm cụ thể. Đó là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả mục đích tìm kiếm trực tuyến. Họ đang có thắc mắc nào cần giải đáp? Mục đích tìm kiếm khác nhau sẽ có thang đánh giá chất lượng nội dung khác nhau. Nội dung có phù hợp với nhu cầu của người dùng ngay lúc này không? Khi đó, người dùng sẽ ở lại trang web của bạn lâu hơn. Nhưng trong khi họ cần một câu trả lời mà trang web họ chọn chỉ toàn quảng cáo, họ sẽ thoát trang trong một nốt nhạc.

Đầu tư vào nghiên cứu mục đích tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng khi sáng tạo nội dung cho một trang web cụ thể. Đó là lý tôi khuyên bạn nên hướng các mục tiêu của mình theo các mục đích tìm kiếm khác nhau mà người dùng có thể đưa ra. Trong các mục tiêu của bạn, có mục tiêu nào tăng là tăng lượng đăng ký bản tin chứa nhiều thông tin và các thông tin liên quan đến lĩnh vực của bạn không? Nếu có, bạn nên cài thêm nút đăng ký tại những trang web mà người dùng có mục đích tìm kiếm thông tin truy cập.

Nếu người dùng của bạn có mục đích giao dịch, nghĩa là họ muốn mua bán gì đó thì sao? Hãy đảm bảo họ đến đúng địa chỉ ngay lập tức khi gõ từ khóa “Sản phẩm X”, không ai muốn người dùng bị dẫn tới một bài blog thảo luận về một chủ đề liên quan đến sản phẩm mà bạn muốn người dùng được dẫn đến một trang web nói riêng về “Sản phẩm X” hoặc một trang danh mục giới thiệu các dòng Sản phẩm X khác nhau.

Tất nhiên, mọi chuyện đâu có dễ dàng như vậy. Nhưng nếu cân nhắc đến mục đích tìm kiếm khả hữu của người dùng, bạn sẽ xác định được trọng tâm của nội dung và những lời kêu gọi hành động (call to action) cần thiết để cài đặt thêm vào trang web hoặc bài viết. Một cách khác, hữu hiệu hơn đó là áp dụng tư duy thiết kế nội dung, giúp bạn sáng tạo hướng tới người dùng dựa trên nhu cầu thực tế. Ngoài ra, tôi cũng đề xuất tham khảo kết quả tìm kiếm để có một nội dung thật sáng tạo.

4. Tạo dựng uy tín

Khi có người dùng truy cập vào trang web của bạn, bạn cũng nên xây dựng lòng tin với họ. Nhất là khi người dùng chưa quen với giao diện của trang, bạn phải cho họ thấy uy tín của mình. Viết một bài viết trong sáng và hướng tới người dùng giúp bạn tạo dựng niềm tin, nhưng bạn có thể làm hơn thế. Cố không dùng ảnh sưu tầm, ảnh tự tạo sẽ tạo cảm giác đáng tin hơn và thổi vào trang web những chấm phá cá nhân. Làm điều tương tự với mục “Về chúng tôi”, hãy đăng ảnh của đồng đội lên xem sao.

Ngoài ra, bạn có thể đánh giá thêm cho Google, trích những lời nhận xét (testimonial) tới những trang thích hợp, thiết lập HTTPS và thêm các tín hiệu tin cậy khác. Tất cả điều này giúp người dùng của bạn và Google hiểu rằng trang web của bạn thuộc về một doanh nghiệp hoặc một người có thật, họ duyệt qua trang web của bạn một cách vui vẻ và an toàn. Bạn có sở hữu một trang web Thương mại điện tử không? Vậy thì tôi khuyên bạn nên xem qua 7 cách này để tăng doanh số bán hàng bằng cách tạo niềm tin.

5. Nội dung thức thời

Một nhân tố quan trọng khác làm nên một bài viết chất lượng đó là tính thức thời và cập nhật tình hình. Nghĩa là đăng một bài viết chỉn chu chưa phải bước cuối cùng. Bạn phải luôn cập nhật tình hình để người dùng luôn tìm được thông tin cần thiết trong bài. Yếu tố này vô cùng quan trọng với người dù vì bạn có cơ hội chứng tỏ với họ bạn là đơn vị cập nhật thông tin mới nhất và chính xác. Điều này xây dựng niềm tìn và uy tín với người dùng. Không những vậy, cập nhật tin tức còn quan trọng khi làm SEO, vì Google sẽ công nhận trang web của bạn hoạt động liên tục và có cập nhật nếu bạn có động thái điều chỉnh nội dung. Đó là lý do cập nhật thông tin là bước quan trong trong tạo dựng nội dung có chất lượng. Hãy thường xuyên dành thời gian cập nhật thông tin nhé.

Bổ sung: Đầu tư thời gian xây dựng cấu trúc trang web

Năm bước mà chúng ta vừa thảo luận sẽ giúp bạn có một bài viết dễ đọc và tập trung vào người dùng. Giờ tôi muốn bàn thêm một bước phụ nữa, không liên quan đến viết lách nhưng sẽ giúp người dùng và các thanh công cụ tìm kiếm tìm thấy nội dung chất lượng của bạn. Đó là bước xây dựng cấu trúc trang web.

Cấu trúc trang web là cách tổ chức nội dung của trang và là một phần không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược SEO. Nó giúp Google xác định được tầm quan trọng của các trang riêng lẻ và những trang nào có liên kết với nhau. Khi các trang web đã được cấu trúc, công cụ tìm kiếm có thể index (sắp xếp chỉ mục) URL của bạn dễ dàng hơn và người dùng có thể nhanh chóng tìm thấy trang web. Không chỉ giúp người dùng tìm thấy nội dung chất lượng tại kết quả tìm kiếm mà còn thể hiện ngay tại trang web. Đó là lý do xây dựng cấu trúc trang chặt chẽ đem lại nhiều lợi ích. Tìm hiểu thêm về tầm quan trọng và cách để xây dựng cấu trúc cho trang web.

Cùng điểm lại nội dung của bài viết.

Một nội dung có dễ đọc và chặt chẽ đến đâu, cũng không đảm bảo một vị trí cao trên kết quả của Google nhưng sẽ tạo hiệu ứng tích cực lên SEO của bạn về lâu dài. Do đó, trước khi đăng bài này đến bài khác (hoặc trang này đến trang khác), hãy cân nhắc kỹ.

Hãy viết cho người đọc, sáng tạo một nội dung dễ đọc và có mục tiêu tương ứng với mục đích tìm kiếm, xây dựng lòng tin từ người đọc, cập nhật thông tin thường xuyên và xây dựng cấu trúc trang web. Như vậy, bạn sẽ có trong tay một nội dung hấp dẫn mà người đọc vô cùng hài lòng. Các thủ thuật này còn ảnh hưởng đến lượng truy cập, tỷ lệ thoát trang và chuyển đổi. Nếu bạn vẫn cần giúp đỡ để viết bài, hướng dẫn về copywriting SEO của chúng tôi sẽ giúp bạn!

Nội dung chất lượng và cách sáng tạo nội dung SEO chất lượng

blank

Dịch thuật tài liệu pháp lý khó hay dễ?

Dịch thuật tài liệu pháp lý là gì? Dịch thuật pháp lý là quá trình chuyển đổi các tài liệu pháp lý từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác, bảo đảm tính chính xác

Three ways to translate your website.

Ba phương pháp dịch website

Cùng tìm hiểu những phương án dịch trang web tốt nhất trong trình duyệt ưa thích hoặc trên thiết bị di động và nghiên cứu cách tự dịch toàn bộ trang web.

blank

Cấu trúc song song trong tiếng Anh

Chúng ta đã được nghe nói đến tỷ lệ vàng trong nghệ thuật, kiến trúc, hay văn hóa tôn giáo. Trong ngôn ngữ ứng dụng cũng chỉ số tương tự như vậy và nó giúp

Những yêu cầu dành cho dịch thuật viên khi tham gia dịch tài liệu kỹ thuật

Dịch kỹ thuật: Định nghĩa, ý nghĩa và thách thức

Ngôn ngữ kỹ thuật có mặt khắp mọi nơi quanh ta. Cơ sở kiến thức, hướng dẫn sử dụng và ứng dụng phần mềm đều chứa các thuật ngữ chuyên ngành và khái niệm phức tạp đòi hỏi cách diễn đạt chuẩn và mức độ chính xác cao. Với các doanh nghiệp toàn cầu, bản dịch kỹ thuật chính xác và hiệu quả giúp đảm bảo rằng khách hàng trên toàn thế giới nắm rõ sản phẩm hoặc dịch vụ họ sử dụng.

Tâm lý học Quản lý: Lý do nhân viên của bạn không chịu thay đổi

Tâm lý học Quản lý: Lý do nhân viên của bạn không chịu thay đổi

Mọi nhà quản lý đều quen thuộc khi nhân viên không chịu thay đổi. Đôi khi rất dễ nhìn ra lý do — nhân viên sợ việc chuyển giao quyền lực, yêu cầu học kỹ năng mới, áp lực của việc phải gia nhập một nhóm mới. Ở những trường hợp khác, sự kháng cự này phức tạp hơn nhiều. Một nhân viên có kỹ năng và trí thông minh có thể thay đổi một cách dễ dàng, đã thể hiện mối cam kết vững chắc với công ty, cũng bày tỏ chân thành ủng hộ thay đổi — song, lại không có hành động gì một cách khó hiểu.