Vắc-xin Sinopharm COVID-19: Những điều bạn cần biết

Vắc-xin Sinopharm COVID-19: Những điều bạn cần biết

Vắc-xin Sinopharm COVID-19: Những điều bạn cần biết
Vắc-xin Sinopharm COVID-19: Những điều bạn cần biết

Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) của WHO đã đưa ra khuyến nghị tạm thời về cách sử dụng vắc-xin Sinopharm trong phòng dịch COVID-19.

Đối tượng nào cần được ưu tiên tiêm vắc-xin?

Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm vắc-xin. Theo các khuyến nghị hiện nay, không nên tiêm vắc-xin Sinopharm cho người dưới 18 tuổi.

Phụ nữ đang mang thai có nên tiêm phòng?

Hiện nay, chưa có đủ dữ liệu để đánh giá hiệu lực cũng như các nguy cơ liên quan đến vắc-xin Sinopharm (COVID-19) đối với thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đây là vắc-xin bất hoạt với thành phần bao gồm chất bổ trợ đã được chứng minh an toàn, kể cả ở phụ nữ mang thai, thường dùng trong nhiều loại vắc-xin khác. Hiệu quả của vắc-xin Sinopharm (COVID-19) trên phụ nữ mang thai do đó dự kiến sẽ tương tự như hiệu quả quan sát được ở các phụ nữ không mang thai ở độ tuổi tương đương.

Theo WHO, phụ nữ mang thai nên tiêm phòng COVID-19 nếu các lợi ích thu được vượt trội so với các nguy cơ tiềm tàng. Để hỗ trợ phụ nữ mang thai trong quá trình đánh giá và ra quyết định, các mẹ bầu cần được cung cấp thông tin về nguy cơ COVID-19 trong thai kỳ, lợi ích của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tại địa phương và các thông tin liên quan khác. WHO không khuyến nghị thử thai trước khi tiêm phòng, trì hoãn hoặc đình chỉ thai kỳ để tiêm vắc-xin.

Các đối tượng tiêm phòng khác

Người từng mắc COVID-19 trước đây cũng có thể tiêm phòng. Tuy nhiên, thời gian tiêm chủng có thể được lùi lại đến 6 tháng sau thời điểm nhiễm SARS-CoV-2. Trong bối cảnh các biến chủng mới ngày càng nguy hiểm hơn đang lưu hành, có thể rút ngắn khoảng thời gian trên.

Hiệu quả của vắc-xin trên phụ nữ cho con bú dự kiến tương tự như trên các đối tượng là người trưởng thành khác. WHO khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú cũng nên tiêm phòng COVID-19 như người bình thường và không cần ngừng cho con bú sau khi tiêm.

Người nhiễm HIV nếu mắc COVID-19 có nguy cơ diễn biến nặng cao hơn. Đây là nhóm đối tượng được khuyến nghị nên tiêm phòng.

Vắc-xin Sinopharm COVID-19: Những điều bạn cần biết

Những đối tượng không nên tiêm vắc-xin

Các cá nhân có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin không nên tiêm phòng.

Người có nhiệt độ cơ thể trên 38.5°C nên tạm hoãn tiêm phòng cho đến khi hết sốt.

Liều khuyến nghị

Theo khuyến nghị của SAGE, mỗi cá nhân nên được tiêm 2 liều vắc-xin Sinopharm (mỗi liều 0,5 ml) theo đường tiêm bắp. WHO khuyến nghị 2 mũi tiêm nên cách nhau từ 3-4 tuần.

Không cần tiêm nhắc lại nếu 2 mũi tiêm cách nhau dưới 3 tuần. Nếu khoảng cách giữa 2 mũi là trên 4 tuần, cần tiêm mũi 2 sớm nhất có thể.

So sánh vắc-xin Sinopharm với các loại vắc-xin khác

Nhìn chung, tất cả các loại vắc-xin được đưa vào Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO đều có hiệu quả cao trong ngăn ngừa COVID-19 diễn biến nặng và hạn chế nguy cơ nhập viện do COVID-19.

Vắc-xin Sinopharm có an toàn không?

Sau khi đánh giá kỹ lưỡng về chất lượng, tính an toàn và hiệu lực của vắc-xin Sinopharm, SAGE khuyến nghị sử dụng vắc-xin này cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Dữ liệu về tính an toàn của loại vắc-xin này ở nhóm người trên 60 tuổi hiện còn hạn chế. Các quốc gia cân nhắc sử dụng loại vắc-xin này để tiêm phòng cho người trên 60 tuổi cần duy trì các hoạt động theo dõi an toàn tích cực.

Hiệu quả của vắc-xin như thế nào?

Thử nghiệm Giai đoạn 3 trên nhiều quốc gia cho thấy 2 liều Sinopharm, tiêm cách nhau 21 ngày cho hiệu quả bảo vệ 79% trước tình trạng nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng từ ngày thứ 14 trở đi sau khi tiêm mũi 2. Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin trước nguy cơ nhập viện cũng là 79%.

Sinopharm có hiệu quả trước các biến chủng mới không?

Hiện nay, SAGE khuyến nghị sử dụng vắc-xin Sinopharm trong phòng ngừa COVID-19.

WHO sẽ tiến hành cập nhật khuyến nghị ngay khi có dữ liệu mới đáng tin cậy. Vắc-xin Sinopharm chưa được đánh giá trong bối cảnh các biến thể đáng lo ngại của vi-rút SARS-CoV-2 đang lưu hành rộng rãi.

Sinopharm có ngăn ngừa lây nhiễm không?

Hiện tại không có dữ liệu đáng tin cậy chứng minh tác động của vắc-xin Sinopharm đối với sự lây truyền hoặc phát tán vi-rút.

(Theo WHO)

Vắc-xin Sinopharm COVID-19: Những điều bạn cần biết

Picture of Thao TU

Thao TU

Associate Translator

More articles

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

blank

7 Lỗi Chủ Quan Và Khách Quan Trong Biên Dịch

Dịch thuật là một công việc chuyên môn đòi hỏi người dịch không chỉ thành thạo ngôn ngữ, có khả năng đọc hiểu (lĩnh hội) văn bản nguồn, và khả năng diễn đạt (truyền tải) trong ngôn ngữ đích mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc thận trọng để đảm bảo bản dịch không mắc những lỗi sai đáng tiếc.

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.