3 chiến lược tiếp thị nội dung thương mại điện tử

Chiến lược tiếp thị nội dung kỹ càng chi tiết sẽ xây dựng thương hiệu, tăng doanh số bán hàng thương mại điện tử và nâng cao cơ hội thành công lâu dài. Dưới đây là một số chiến lược giúp bạn bắt đầu trên con đường thu hút khách hàng và đạt được lòng trung thành với thương hiệu.
3 chiến lược tiếp thị nội dung thương mại điện tử
3 chiến lược tiếp thị nội dung thương mại điện tử

Chiến lược tiếp thị nội dung kỹ càng chi tiết sẽ xây dựng thương hiệu, tăng doanh số bán hàng thương mại điện tử và nâng cao cơ hội thành công lâu dài. Dưới đây là một số chiến lược giúp bạn bắt đầu trên con đường thu hút khách hàng và đạt được lòng trung thành với thương hiệu.

Mẹo tiếp thị nội dung # 1: Tiếp thị qua email

Chúng ta bắt đầu với tiếp thị qua email vì các nghiên cứu cho thấy rằng đây là một trong các chiến lược có tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) cao nhất khi thực hiện tiếp thị nội dung. Chiến lược có ROI vượt trội có thể dễ dàng biến bất kỳ doanh nghiệp nào thành một cỗ máy hái ra tiền trong nhiều năm liên tiếp.

Thương mại điện tử tiếp thị qua email
Thương mại điện tử tiếp thị qua email

Trong thương mại điện tử, gửi email là một chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả để chia sẻ câu chuyện thương hiệu với những khách hàng tiềm năng, cũng như để xây dựng niềm tin cần thiết để bán hàng. Các chiến dịch tiếp thị qua email được tối ưu hóa tốt cũng có khả năng đưa khách hàng mua lần này quay lại vào lần sau.

Tùy thuộc vào vị trí khách hàng tiềm năng trong kênh mua hàng, các ví dụ về chiến dịch tiếp thị qua email bao gồm:

  • Email nhắc trước khi mua hàng: Mục tiêu là nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, xây dựng lòng tin và giới thiệu câu chuyện thương hiệu của bạn. Khởi đầu quá trình chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người mua
  • Email nhắc giỏ hàng đã xóa: khiến khách hàng tiềm năng quay lại đặt đơn hàng trước đó chưa hoàn tất thanh toán và đặt hàng, tạo ra tâm lý khẩn trương khuyến khích họ mua hàng
  • Email nhắc sau khi mua hàng: chuỗi email khảo sát sản phẩm sau khi mua hàng, mang lại phản hồi có giá trị từ khách hàng và làm dữ liệu nổi bật cho nghiên cứu tình huống

Đây chỉ là một số ví dụ cơ bản cho việc sử dụng các chiến dịch gửi email thu hút khách hàng. Các mẫu email khác nhắc các sự kiện flash sale và các chiến dịch giới thiệu sản phẩm cũng đã cho thấy hiệu quả chuyển đổi khách hàng trên sàn thương mại điện tử.

Một hệ thống email mọi chủ sở hữu shop thương mại điện tử nên triển khai ngay là chuỗi email nhắc giỏ hàng đã xóa. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ xóa giỏ hàng ở khách hàng cao tới 80%. Đây thực chất là một hành động dễ dàng biến khách không mua chuyển đổi thành khách mua hàng.

Theo một nghiên cứu của MooSend, 10,7% khách hàng tiềm năng chọn xóa giỏ hàng đã tiếp tục thanh toán và đặt hàng sau khi được gửi email khôi phục giỏ hàng. Rất có thể doanh số sẽ giảm đáng kể nếu không gửi chuỗi email này.

Mẹo tiếp thị nội dung #2: Bán hàng trên mạng xã hội

Người mua từ các nền tảng mạng xã hội đã tăng với tỷ lệ 25,2% vào năm 2020, theo đó đã thúc đẩy các nền tảng truyền thông xã hội lớn nâng cao tính năng mua sắm và thanh toán để phù hợp với xu hướng này.

Phương thức này cho phép người có nhu cầu tương tác với thương hiệu trên trang mạng xã hội như Pinterest hoặc Instagram mua sản phẩm theo một tiến trình liền mạch mà không cần phải rời khỏi nền tảng mạng xã hội đó.

Việc tích hợp thương mại điện tử với nền tảng truyền thông xã hội có nghĩa là quá trình bán hàng sẽ ít bị gián đoạn hơn. Càng ít bước liên quan, khả năng một khách hàng tiềm năng sẽ đi theo hành trình thanh toán càng cao.

Hiện tại, Pinterest và Instagram là hai nhân tố quan trọng trong thị trường bán hàng trên mạng xã hội, mặc dù Facebook và TikTok cũng đang có những động thái thay đổi để phù hợp với xu hướng.

Dưới đây là một số cách mà các trang web yêu thích của bạn đang giúp bạn chia sẻ nội dung và phát triển thương hiệu của mình dễ dàng hơn với thương mại xã hội:

  • Tạo các ghim bài mua hàng trên Pinterest: Các ghim bài có nhiều sản phẩm tích hợp siêu dữ liệu và có định dạng thể hiện khả năng mua hàng cho người dùng Pinterest. Khi thêm ghim bài sản phẩm vào trang web, thông tin từ trang web sẽ tự động đồng bộ hóa với ghim bài sản phẩm. Ví dụ: nếu doanh nghiệp quyết định thay đổi giá của một trong các sản phẩm, ghim bài sản phẩm sẽ tự động cập nhật trên Pinterest.
  • Mua sắm trên Instagram: Instagram cho phép tạo thu nhập từ nguồn cấp dữ liệu bằng các bài đăng và video có thể trả tiền mua, bất kể vị trí xuất hiện trên ứng dụng. Khi gắn thẻ các sản phẩm trong ảnh bằng thẻ định giá có thể mua, người dùng Instagram được phép xem các sản phẩm nổi bật, quyết định và đặt hàng ngay từ tài khoản Instagram của họ.
  • TikTok: Ứng dụng mạng xã hội chia sẻ video này có thể còn mới, nhưng Tiktok đang nhanh chóng tìm cách tham gia thị trường bán hàng trên mạng xã hội đang phát triển. TikTok gần đây đã thông báo đang thử nghiệm tính năng mua sắm trong ứng dụng ở châu Âu để cạnh tranh với Facebook. Hiện vẫn chưa biết cách Tiktok tích hợp tính năng này vào ứng dụng.

Chắc chắn rằng theo dõi cách các trang web truyền thông xã hội tích hợp tính năng bán hàng vào nền tảng sẽ giúp ích rất lớn sau này.

Mẹo tiếp thị nội dung #3: Việt blog

Nếu biết cách triển khai, blog sẽ là một tài sản quý giá trong chiến lược tiếp thị nội dung.

Điều đầu tiên cần lưu ý là không phải tất cả các trang web thương mại điện tử đều là trang web nội dung. Một số trang thương mại điện tử muốn giữ nguyên giao diện chỉ hiển thị sản phẩm mà không cần duy trì phần mở rộng để viết bài. Điều này cũng dễ hiểu vì chỉ xét riêng việc duy trì một trang nội dung cũng rất tốn thời gian. Không những thế, để thấy được lợi nhuận doanh nghiệp cần phải mất nhiều tháng đầu tư.

Vậy tại sao phải làm vậy?

Đầu tiên, các trang nội dung như blog có giá trị lâu dài vượt xa hầu hết các chiến lược tiếp thị nội dung khác. Về bản chất, có thể nói bạn đang xây dựng “bất động sản trực tuyến”. Bạn càng bỏ nhiều công sức vào đó và trang web nội dung của bạn càng lâu, thì lợi nhuận nó mang lại càng nhiều trong những năm sau này.

Phần lớn “bất động sản trực tuyến” được xây dựng thông qua việc tạo nội dung xuất hiện trên kết quả tìm kiếm do Google lập chỉ mục, đối tượng mục tiêu sau đó tìm thấy và được dẫn trở lại trang chủ cửa hàng thương mại điện tử của bạn.

Trang nội dung càng tập trung vào một chủ đề trọng tâm, đối tượng mục tiêu tìm thấy kết quả càng nhanh. Các kết quả này hiển thị ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm cho các cụm từ khóa cụ thể liên quan đến chủ đề trọng tâm.

Khi khách hàng bắt đầu tìm thấy nội dung trên kết quả tìm kiếm, họ có thể chọn chia sẻ nội dung đó với bạn bè và gia đình hoặc trên các kênh xã hội như Pinterest hoặc Facebook và tiếp tục khuếch đại phạm vi tiếp cận của bạn. Ảnh hưởng kép từ các hành động này có thể mang lại nhiều kết quả đáng mong đợi.

Cuối cùng, blog không chỉ giúp doanh nghiệp được khách hàng tiềm năng biết đến nhiều hơn trên trực tuyến mà còn giúp củng cố uy tín thương hiệu trên thị trường ngách.

Kết luận

Tiếp thị nội dung cần có thời gian để thấy được hiệu quả đầy đủ của nó đối với doanh nghiệp. Và với rất nhiều cách khác nhau để tạo và phân phối nội dung, bạn có thể tự cân nhắc chiến lược tiếp thị nội dung nào áp dụng tốt nhất cho thương hiệu của mình. Bạn sẽ cần thử nghiệm, gặp phải một số sai sót để hiểu được đâu là chiến lược lôi kéo khách hàng tốt nhất mang lại người mua cho doanh nghiệp của mình.

Chia sẻ bài viết này:

Picture of AM Vietnam

AM Vietnam

Dịch thuật Chuyên nghiệp

Bình luận của bạn

3 chiến lược tiếp thị nội dung thương mại điện tử