Dịch thuật chuyên nghiệp: 7 bước thực hành dịch thuật chuyên nghiệp

Theo tiêu chuẩn quốc tế, dịch thuật được định nghĩa là một ngành công nghiệp chất xám. Các công ty cung cấp dịch vụ ngôn ngữ (LSP) phải xây dựng qui trình thực hành (SOP) của riêng mình dựa trên nguồn lực sẵn có. Quy trình dịch của mỗi LSP có thể khác nhau ở một vài điểm nhưng nhìn chung nếu muốn chuyên nghiệp thì đều phải tuân thủ theo yêu cầu của ISO 17000:2015. Dưới đây, AM Việt Nam giới thiệu 7 bước chính để triển khai một yêu cầu dịch thuật chuyên nghiệp để độc giả tham khảo.
Translation Instructions and Efficient Ways to Build Them
Translation Instructions and Efficient Ways to Build Them
Cũng như bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào khác, để đảm bảo các bản dịch được cung cấp là tốt nhất, công ty dịch thuật phải cân nhắc thiết kế cho mình một quy trình thực hành dịch thuật chuẩn mực, tối ưu hóa nguồn lực sẵn có. Qui trình dịch thuật có thể khác nhau dựa theo nguồn lực hoặc yêu cầu riêng biệt của từng khách hàng nhưng nhìn chung luôn có một bộ xương sống các yêu cầu cần tuân thủ.

7 bước thực hành dịch thuật chuyên nghiệp

1. Thiết lập dự án (project setting)

Khi nhận yêu cầu dịch thuật, người phụ trách dự án dich thuật (PM) cần xem xét kỹ, làm rõ yêu cầu và trước tiên cần đánh giá chi tiết các thông số sau:

  • Xem xét yêu cầu của khách hàng
  • Loại tài liệu, lĩnh vực chuyên môn
  • Phân tích khối lượng thực tế bằng nghiệp vụ chuyên sâu
  • Lựa chọn phương án triển khai, công cụ hỗ trợ, nguồn dữ liệu tham khảo
  • Lựa chọn nguồn lực phù hợp
  • Tính toán chi phí
PM sẽ thiết lập dự án và tạo Workflow để quản lý giao việc.

2. Dịch thô (translation only)

Trong hoạt động dịch thô, các dịch thuật viên được giao sẽ tiến hành chuyển đổi ngôn ngữ theo những chỉ dẫn cụ thể khi nhận việc. Dịch thuật viên được yêu cầu có trình độ và kinh nghiệm phù hợp. Dịch thuật viên cũng sẽ phải tự kiểm tra lại bản dịch của mình trước khi kết thúc quá trình xử lý. 

Ở bước này, dịch thuật viên có thể làm việc với sự trợ giúp của các công cụ và nền tảng dịch thuật chuyên nghiệp như Trados, memoQ, Phrase TMS, Xbench, v.v. 

3. Hiệu đính

Một dịch giả có chuyên môn và kinh nghiệm sâu sắc hơn sẽ tiến hành đọc soát độc lập toàn bộ bản dịch được hoàn thành ở bước Dịch thô. Trong bước này các lỗi dịch thuật sẽ được phát hiện và sửa đổi cho phù hợp. Người hiệu đính có thể trao đổi với các chuyên gia chuyên ngành và dịch thuật viên khác để nắm bắt các ý tưởng giúp cho bản dịch hoàn thiện hơn.

Mặc dù đây là bước không thể bỏ qua nhưng tùy tính chất của dự án, cần linh hoạt triển khai việc đọc soát và/hoặc hiệu đính. Ví dụ: Trong trường hợp bản dịch marketing, nên yêu cầu người hiệu đính kiểm tra để đảm bảo văn bản đích truyền tải một thông điệp chính xác qua những từ ngữ hấp dẫn. Bởi việc sử dụng văn phong văn học hay học thuật trong những tài liệu martketing là hoàn toàn không phù hợp và không thể đem lại giá trị thương mại.

4. Chuyển đổi nội dung

Các bản dịch cuối cùng đều cần trả lại định dạng và hình thức vốn có. Ví dụ các bản thiết kế đồ họa hoặc bản word được định dạng chuyên nghiệp. 

Một kỹ thuật viên xử lý văn bản sẽ đảm nhận công việc này và nhanh chóng cung cấp một bản dịch với định dạng đáp ứng yêu cầu đầu vào của khách hàng. 

Trong quá trình chuyển đổi nội dung thì ngoài việc chú ý đến hình thức văn bản còn cần chú ý đến hình thức ngôn ngữ để ngắt câu ngắt dòng cho phù hợp. 

5. Kiểm soát chất lượng

Một chuyên viên chất lượng sẽ xem xét việc đáp ứng yêu cầu đầu ra của bản dịch như thế nào. Họ sẽ quyết định xem bản dịch đó đã đạt yêu cầu hay cần phải xử lý lại. 

Trong hoạt động ngôn ngữ, chuyên viên chất lượng sẽ là người bao quát, họ không những đánh giá được về mặt chuyên môn của bản dịch mà còn đánh giá được tổng thể yêu cầu đầu vào. Việc đánh giá chất lượng là bước giúp cho các công ty cải tiến được hiệu quả hoạt động dịch thuật của mình. 

6. Đóng gói hoàn thiện & bàn giao

Bản dịch được kiểm soát lần cuối trước khi bàn giao cho khách hàng. Tiêu chuẩn bàn giao có thể khác nhau ở mỗi công ty dịch thuật tuy nhiên điều cốt lõi là sự hài lòng của khách hàng phải được đảm bảo. 

Qui cách bàn giao, hình thức bàn giao sẽ tùy theo yêu cầu của khách hàng hoặc trong hợp đồng.

7. Xử lý khiếu nại của khách hàng

Dù bạn có cẩn trọng đến đâu thì trong một số tình huống nào đó bản dịch vẫn có những lỗi nhất định. Các qui trình dịch thuật hiện nay chỉ tập trung vào việc giảm lỗi, giảm mức nghiêm trọng của lỗi chứ chưa có phương án để không mắc bất cứ lỗi nào. 

Việc xử lý khiếu nại là công việc quan trọng giúp cho bản dịch đạt được sự hài lòng tuyệt đối của khách hàng. Cũng qua sự khiếu nại mà các công ty dịch thuật sẽ hiểu được khách hàng của mình hơn, tích lũy được kinh nghiệm, tri thức để các lần cung cấp dịch vụ trong tương lai được tốt hơn.

Kết luận

Trên đây là quy trình dịch thuật chuyên nghiệp gồm 7 bước theo tiêu chuẩn quốc tế. Để quy trình này thực sự phát huy vai trò trong dịch thuật, mỗi đơn vị cần đảm bảo chất lượng nhân sự ở từng khâu cũng như luôn duy trì hoạt động giao tiếp liền mạch. Đây chính là yêu cầu tất yếu để luôn giữ vững và cải thiện chất lượng bản dịch cũng như uy tín của công ty dịch thuật trên thị trường ngày một cạnh tranh hiện nay.

Các công ty không nên bỏ qua bất cứ bước nào nếu như muốn cung cấp một dịch vụ dịch thuật nghiêm túc, trách nhiệm và chất lượng.

Chia sẻ bài viết này:

Picture of Daisy Nguyen

Daisy Nguyen

Bình luận của bạn

Dịch thuật chuyên nghiệp: 7 bước thực hành dịch thuật chuyên nghiệp