Tên tiếng anh và vai trò của 10 vị trí quản lý trong khách sạn

Tên tiếng anh và vai trò của 10 vị trí quản lý trong khách sạn

Cơ cấu quản lý một khách sạn nhìn chung giống việc quản lý một công ty đặc thù. Bộ máy quản lý cũng tổ chức theo hình cây với những vai trò riêng biệt. Tại Việt Nam, các chức danh trong khách sạn thường được sử dụng bằng tiếng Anh hoặc viết tắt thay cho tiếng Việt. Vì vậy, chúng ta cũng cần nắm được để có thể không bị bối rối khi giao tiếp
blank
Tên tiếng anh và vai trò của 10 vị trí quản lý trong khách sạn

Nhóm 1: Cấp lãnh đạo, quản lý khách sạn

1. Tổng giám đốc (TGĐ)

  • Tên tiếng Anh: General Manager hoặc General Director
  • Viết tắt: GM hoặc GD
  • Vai trò: Quản lý chung hoạt động của khách sạn; Đảm bảo các mục tiêu chung của khách sạn để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng; Đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn.

2. Phó Tổng giám đốc (PTGĐ)

  • Tên tiếng anh: Deputy General Manager
  • Viết tắt: DGM
  • Vai trò: Hỗ trợ GM lên kế hoạch, phát triển, thực hiện và giám sát các sáng kiến và dự án của khách sạn; Trực tiếp giám sát hoạt động của khách sạn;  Chịu trách nhiệm về ngân sách và tham gia vào việc thuê cũng như đánh giá nhân sự của khách sạn. DGM đảm nhận trách nhiệm của người đứng đầu khách sạn khi GM vắng mặt.

3. Giám đốc bộ phận phòng khách

  • Tên tiếng Anh: Rooms Division Manager
  • Viết tắt: RDM
  • Vai trò: Chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của cả 2 bộ phận quan trọng là: Lễ tân và Buồng phòng. Họ chịu trách nhiệm cho sự thoải mái và an toàn của tất cả khách hàng lưu trú tại khách sạn.

4. Giám đốc bộ phận lễ tân

  • Tên tiếng Anh: Front Office Manager
  • Viết tắt: FOM
  • Vai trò: Chịu trách nhiệm giám sát tất cả nhân viên lễ tân để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận. Công việc cụ thể của họ là chỉ đạo và điều phối các hoạt động của quầy lễ tân như: đặt phòng, dịch vụ khách hàng… cho tới việc chuẩn bị báo cáo hàng tháng và ngân sách cho bộ phận lễ tân.

5. Giám đốc Buồng phòng

  • Tên tiếng Anh: Executive Housekeeper/Housekeeping Manager
  • Viết tắt: HKM
  • Vai trò: Đứng đầu bộ phận buồng phòng, chịu trách nhiệm giám sát và quản lý các hoạt động hàng ngày của bộ phận để đảm bảo phòng được vệ sinh sạch sẽ trước khi đón khách.

6. Giám đốc bộ phận ẩm thực

  • Tên tiếng Anh: F&B Manager
  • Viết tắt: FBM
  • Vai trò: Đứng đầu bộ phận nhà hàng trong khách sạn. Công việc của họ là dự báo, lên kế hoạch và kiểm soát việc đặt hàng thực phẩm và đồ uống trong khách sạn. Họ cũng chịu trách nhiệm quản lý tài chính liên quan đến toàn bộ quá trình mua thực phẩm và đồ uống cho khách sạn.

7. Giám đốc bán hàng và tiếp thị

  • Tên tiếng Anh: Sales & Marketing Manager
  • Viết tắt: SMM
  • Vai trò: Chịu trách nhiệm tối đa hóa doanh thu của khách sạn bằng cách xây dựng các kế hoạch kinh doanh và marketing để tăng công suất phòng cho khách sạn.

8. Kế toán trưởng

  • Tên tiếng Anh: Chief Accountant/Accounting Manager
  • Viết tắt:
  • Vai trò: Đứng đầu bộ phận Tài chính trong khách sạn, chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động liên quan như quản lý tài khoản, báo cáo và mối quan hệ với các nhà cung cấp để tối ưu hóa lợi nhuận cho khách sạn.

9. Giám đốc bộ phận hành chính – nhân sự

  • Tên tiếng Anh: Administration/ HR Manager
  • Viết tắt:
  • Vai trò: Chịu trách nhiệm giám sát tất cả các quy trình liên quan đến nhân sự của khách sạn và xây dựng các chiến lược nhân sự phù hợp với nhu cầu kinh doanh của khách sạn.

10. Kỹ sư trưởng

  • Tên tiếng Anh: Chief Engineer
  • Viết tắt:
  • Vai trò: Chịu trách nhiệm giám sát việc vận hành, bảo trì và sửa chữa dụng cụ, thiết bị của khách sạn. Họ phải giám sát các nhân viên kỹ thuật, và có thể làm việc trong cả môi trường văn phòng và tại khách sạn.

Tên tiếng anh và vai trò của 10 vị trí quản lý trong khách sạn

Picture of Vicroria Nguyen

Vicroria Nguyen

Quality Manager

More articles

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

blank

7 Lỗi Chủ Quan Và Khách Quan Trong Biên Dịch

Dịch thuật là một công việc chuyên môn đòi hỏi người dịch không chỉ thành thạo ngôn ngữ, có khả năng đọc hiểu (lĩnh hội) văn bản nguồn, và khả năng diễn đạt (truyền tải) trong ngôn ngữ đích mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc thận trọng để đảm bảo bản dịch không mắc những lỗi sai đáng tiếc.

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

blank

Tên tiếng anh và vai trò của 10 vị trí quản lý trong khách sạn

Cơ cấu quản lý một khách sạn nhìn chung giống việc quản lý một công ty đặc thù. Bộ máy quản lý cũng tổ chức theo hình cây với những vai trò riêng biệt. Tại Việt Nam, các chức danh trong khách sạn thường được sử dụng bằng tiếng Anh hoặc viết tắt thay cho tiếng Việt. Vì vậy, chúng ta cũng cần nắm được để có thể không bị bối rối khi giao tiếp