Mục lục

Bảo mật trong dịch thuật pháp lý: Những điều cần biết

Ngày càng có nhiều vụ rò rỉ dữ liệu được đưa tin, khiến việc giữ bảo mật trong biên dịch tài liệu pháp lý trở nên cực kỳ quan trọng. Các chuyên gia pháp lý phụ thuộc vào những bản dịch chính xác và bảo mật cho các tài liệu nhạy cảm như hợp đồng, hồ sơ kiện tụng hay tài sản trí tuệ.

Tuy nhiên, bảo mật trong biên dịch không chỉ là giữ kín thông tin. Nó đòi hỏi các biện pháp bảo vệ dữ liệu toàn diện xuyên suốt quá trình làm việc. Bài viết này sẽ giới thiệu các cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản dịch pháp lý.

Vai trò của bảo mật trong dịch thuật pháp lý

Bản dịch tài liệu pháp lý thường chứa thông tin nhạy cảm. Nếu bị lộ, hậu quả không chỉ về tài chính mà còn ảnh hưởng tới danh tiếng và pháp lý. Một lỗi dịch nhỏ cũng có thể gây hiểu nhầm nghiêm trọng.

Ví dụ, lộ chi tiết một vụ kiện lớn có thể gây mất niềm tin của khách hàng, bị kiện ngược hoặc làm tổn hại hình ảnh. Do đó, người cung cấp dịch vụ biên dịch cần đảm bảo cả quy trình dịch lẫn tài liệu được bảo vệ tuyệt đối.

Hậu quả pháp lý nếu vi phạm bảo mật

Sai sót trong biên dịch có thể dẫn đến tranh chấp, vi phạm hợp đồng, hoặc kiện tụng. Như việc dịch sai điều khoản chấm dứt hợp đồng có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa vụ pháp lý.

Ngoài thiệt hại tài chính, các doanh nghiệp còn có thể bị phạt nặng theo luật bảo vệ dữ liệu. Chẳng hạn, theo Quy định chung về bảo mật thông tin (GDPR) của EU, mức phạt có thể lên tới 4% doanh thu toàn cầu. Ở Mỹ, vi phạm Đạo luật Trách nhiệm Giải trình và Cung cấp Thông tin Bảo hiểm Y tế (HIPAA) có thể bị phạt đến 50.000 USD cho mỗi lần vi phạm.

Những rủi ro này cho thấy doanh nghiệp cần dịch giả chuyên về pháp lý – người vừa đảm bảo độ chính xác, vừa tuân thủ bảo mật nghiêm ngặt.

Các biện pháp bảo mật trong biên dịch tài liệu pháp lý

Mã hóa đầu cuối nâng cao:

Mã hóa là yếu tố then chốt trong việc bảo vệ tài liệu pháp lý. Tuy nhiên, nhiều đơn vị dịch thuật hiện nay chỉ dừng lại ở các biện pháp mã hóa cơ bản. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các bản dịch pháp lý mang tính bảo mật cao, những công nghệ mã hóa tiên tiến như mật mã lượng tử ngày càng đóng vai trò quan trọng. Khác với mã hóa thông thường, mã hóa lượng tử ứng dụng nguyên lý của cơ học lượng tử, khiến việc giải mã gần như không thể thực hiện được nếu không có khóa giải mã.

Việc áp dụng các phương pháp mã hóa nâng cao cho tài liệu dịch giúp bảo vệ nội dung khi truyền qua email hay các hệ thống lưu trữ đám mây. Ngay cả khi tài liệu bị tin tặc đánh cắp, chúng cũng không thể đọc được nếu không có khóa giải mã thích hợp.

Kiến trúc Zero Trust

Trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng các biện pháp bảo mật truyền thống như tường lửa, kiến trúc bảo mật “zero trust” lại tiếp cận chủ động hơn bằng cách mặc định rằng không có người dùng hay hệ thống nào là đáng tin cậy, kể cả trong nội bộ.

Khi áp dụng nguyên tắc này vào quy trình dịch tài liệu pháp lý, chỉ những người có danh tính xác thực rõ ràng và được cấp quyền cụ thể mới được tiếp cận tài liệu mật. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro rò rỉ thông tin từ bên trong hoặc truy cập trái phép trong quá trình dịch.

Blockchain

Công nghệ blockchain, vốn được biết đến trong lĩnh vực tiền mã hóa, giờ đây đã chứng minh được giá trị trong việc bảo vệ các bản dịch pháp lý. Khi được ứng dụng vào dịch thuật, blockchain tạo ra một “sổ cái” không thể chỉnh sửa, ghi lại toàn bộ quá trình xử lý tài liệu, từ bước dịch ban đầu đến các lần chỉnh sửa về sau, giúp phát hiện mọi thay đổi trái phép.

Không chỉ bảo mật quá trình dịch, blockchain còn mang lại sự minh bạch tuyệt đối, giúp dễ dàng truy vết ai đã truy cập và chỉnh sửa tài liệu vào thời điểm nào.

Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế

ISO 9001: Quản lý chất lượng

ISO 9001 đặt ra Hệ thống Quản lý Chất lượng (QMS) nhằm đảm bảo bản dịch đạt yêu cầu về độ chính xác, đúng hạn và bảo mật. Chứng chỉ này còn hỗ trợ tuân thủ các quy định như GDPR hay HIPAA thông qua quy trình làm việc rõ ràng và có kiểm soát.

Với các đơn vị chuyên dịch tài liệu pháp lý, việc đạt chuẩn ISO 9001 cho thấy họ tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn bảo mật và pháp lý, từ đó giảm thiểu rủi ro sai sót hoặc rò rỉ thông tin.

ISO 17100: Dịch vụ dịch thuật

ISO 17100 quy định toàn bộ quy trình dịch thuật, từ năng lực người dịch, quản lý dự án cho tới khâu kiểm tra. Chuẩn này đảm bảo bản dịch chính xác, đồng thời yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp bảo mật như mã hóa, lưu trữ an toàn và kiểm soát truy cập.

Với các văn bản nhạy cảm như hợp đồng hay tài liệu kiện tụng, ISO 17100 giúp bảo vệ dữ liệu và tránh vi phạm pháp luật tại nhiều quốc gia.

ISO 18587: Hiệu đính bản dịch máy

Khi công nghệ dịch máy ngày càng phổ biến, ISO 18587 đảm bảo rằng các bản dịch có sự hỗ trợ của máy vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng và bảo mật tương đương bản dịch thủ công.

Chứng nhận này yêu cầu quy trình biên tập phải do con người đảm nhận và được thực hiện trong môi trường an toàn, giúp giảm thiểu nguy cơ rò rỉ dữ liệu từ các nền tảng điện toán đám mây.

50231 Iso 17100 Yeu Cau Ve Trinh Do Cua Dich Thuat Vien 1 768X320 1 Bảo Mật Trong Dịch Thuật Pháp Lý: Những Điều Cần Biết
Tham khảo thêm: Tìm hiểu 6 bước cơ bản trong dịch thuật tuân thủ ISO 17100:2015

Bảo mật hạ tầng số và vật lý

Bảo mật vật lý:
Văn phòng dịch thuật cần có các biện pháp như nhận diện sinh trắc học, lưu trữ hồ sơ trong két bảo mật, có hệ thống camera giám sát.

Lưu trữ dữ liệu đúng nơi quy định:
Vị trí lưu trữ dữ liệu rất quan trọng, vì nhiều quốc gia yêu cầu dữ liệu phải được lưu tại nơi có quy định bảo mật phù hợp. Do đó, các đơn vị dịch thuật pháp lý cần tuân thủ quy định về chủ quyền dữ liệu để đảm bảo tài liệu được lưu trữ an toàn, đúng pháp lý và tránh rủi ro.

Xu hướng bảo mật mới trong dịch thuật pháp lý

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phổ biến trong biên dịch, nhưng công nghệ này cũng đi kèm rủi ro bảo mật nếu không được kiểm soát kỹ. Nhà cung cấp cần mã hóa hoặc ẩn danh dữ liệu trước khi xử lý bằng AI, đồng thời không lưu trên các nền tảng đám mây công cộng.

Kết luận

Rủi ro từ việc lộ thông tin trong biên dịch pháp lý là vô cùng nguy hiểm. Để bảo vệ tài liệu nhạy cảm, doanh nghiệp cần kết hợp công nghệ tiên tiến như mã hóa, blockchain, kiến trúc không tin cậy và cả bảo mật vật lý. Quan trọng hơn cả, cần chọn đơn vị dịch thuật chuyên nghiệp, được chứng nhận quốc tế để đảm bảo mọi khía cạnh, từ độ chính xác đến bảo mật, đều được kiểm soát chặt chẽ.

Chia sẻ bài viết này:

Picture of Trang Tran Quynh

Trang Tran Quynh

Bình luận của bạn

Bảo mật trong dịch thuật pháp lý: Những điều cần biết