Các phiên dịch viên của Liên Hợp Quốc (LHQ)

Các phiên dịch viên của Liên Hợp Quốc (LHQ)
Các phiên dịch viên của Liên Hợp Quốc (LHQ)

Nội dung

Các phiên dịch viên của Liên Hợp Quốc (LHQ)

Lạc lối trong dịch thuật

Các phiên dịch viên của Liên Hợp Quốc (LHQ)
Lối đi nào cho phiên dịch viên

Cuộc hộp hội nghị thượng đỉnh LHQ đã diễn ra trong tuần qua, các nhà ngoại giao, các chính khách và nhiều phái đoàn đến từ 193 quốc gia đã có mặt tại Thành Phố New York để bàn luận về số phận của thế giới (và những người tham gia phương tiện công cộng phiền toái).

Hàng loạt quốc gia đó trao đổi thông tin với nhau như thế nào? Đó là lúc những bộ óc thông thái nhất LHQ xuất hiện. Không có những phiên dịch viên song song, những người chuyển ngữ từ tiếng Trung sang tiếng Anh, tiếng Anh sang tiếng Nga, tiếng Nga sang tiếng Pháp, v.v., trong thời gian thực, hoạt động ngoại giao quốc tế sẽ không đi đến đâu cả. Nhưng rủi ro lại rất cao: dịch nhầm một từ (Xem phần Donald Trump bên dưới) có thể viết nên một trang sử mới. Trong tuần này, Quartz đã đi cùng và tìm hiểu cách làm việc của phiên dịch viên.

Nghĩ bằng hai thứ tiếng cùng một lúc

Các phiên dịch viên của Liên Hợp Quốc (LHQ)
Phiên dịch viên cần nghĩ cùng lúc hai thứ tiếng

Phiên dịch song song là một trong những công việc đòi hỏi trí óc nhiều nhất. Phiên dịch viên của Trung Quốc ở New York là Xiaofeng Zhou, mô tả năm trình tự của phiên dịch song song là nghe, nhớ, nói, chỉnh âm lượng và bố trí tập trung vào từng nhiệm vụ khác, dựa trên những yếu tố như tài liệu được chuẩn bị sẵn và tốc độ nói của diễn giả.

Phiên dịch cho Tổng thống Trump

Lời đe dọa sẽ “tiêu diệt tận gốc” Triều Tiên của Tổng thống Donald Trump dịch sang tiếng Trung Quốc thậm chí còn kinh khủng hơn. Lời đe dọa đó không chỉ nhắm vào Bình Nhưỡng, mà còn nhắm vào Bắc Kinh, quốc gia hậu thuẫn lớn nhất của Triều Tiên. Và nếu bạn nghĩ câu “tiêu diệt tận gốc” nghe dữ dội trong tiếng Anh, thì trong bản dịch tiếng Trung, nó nghe giống như tận thế sắp xảy ra đến nơi.

Phiên dịch viên chính thức của LHQ dịch nó thành 完全消灭 trong tiếng Quan Thoại, có nghĩa gần giống với “hủy diệt,” “xóa sổ” hay “đánh bay khỏi Trái Đất.” Điều đó có thể khiến các nhà ngoại giao Trung Quốc lo sợ hơn những gì ông Trump dự tính.

Khoa học thần kinh của phiên dịch

“Các vùng não được sử dụng khi phiên dịch song song đạt tới mức độ cực kỳ cao, vượt ra khỏi vùng ngôn ngữ,” Narly Golestani của trường Đại học Gene nói với Geoff Watts của Mosaic.

Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu phiên dịch viên song song sử dụng máy MRI để xác định hoạt động của các khu vực thần kinh, và kết quả là rất nhiều trong số đó – đặc biệt là những vùng nhân đuôi, giúp kiểm soát những hành vi phức tạp trong não bộ.

Phiên dịch viên càng có nhiều kinh nghiệm, số lượng vùng não trung tâm nhất định mà họ sử dụng càng ít đi, chứ không nhiều lên. “Vùng đuôi đóng vai trò điểu khiển mọi hành động đòi hỏi kĩ năng,” David Green, nhà thần kinh học tại Trường đại học London, nói với Mosaic. “Và có những hoạt động não bộ khác chỉ ra rằng con người càng giỏi ở một công việc nào đó, họ càng không kích hoạt vùng não đó.”

SỰ THẬT THÚ VỊ

Bộ phim của đạo diễn Sydney Pollack làm năm 2005 có tên là “Phiên Dịch Viên” – với sự tham gia của Nicole Kidman đóng vai một phiên dịch viên LHQ nghe được một âm mưu ám sát – là bộ phim đầu tiên quay ở trong trụ sở của LHQ.

TÓM TẮT LỊCH SỬ

Dịch thuật qua cách thời kỳ

Thời cổ đại: Chuchotage

Trong tiếng Pháp có nghĩa là “thì thầm”, là hành động một phiên dịch viên ngồi giữa một đám người và dịch thầm những gì người khác đang nói, và hành động đó vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay.

Thế kỷ 13: Dragoman

Các phiên dịch viên trong đế chế Ottoman phải thông thạo tiếng Ả Rập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và các tiếng châu Âu.

Năm 1925: Hội Quốc Liên

Doanh nahan Edward Filene (của chuỗi trung tâm thương mại Filene và Filene’s Basement) đã nghĩ ra ý tưởng phiên dịch bằng mic và bộ phóng thanh, đã làm việc với nhà sáng chế Alan Gordon Finlay.

Năm 1945: Tòa án Nuremberg

Đại tá Léon Dostert của Quân đội Hoa Kỳ đã nghĩ ra ý tưởng dịch song song ở Tòa án Nuremberg. Sau đó được LHQ vận dụng.

THỜI GIAN

30 phút Là thời gian tối đa mà phiên dịch viên được phép dịch trước khi chuyển cho đồng nghiệp. Dịch quá nửa tiếng, số lần dịch lỗi sẽ tăng lên đáng kể.

NIỀM TỰ HÀO CỦA PHIÊN DỊCH VIÊN

Họ sử dụng thiết bị nào?

Kể từ năm 2015, LHQ sử dụng bộ mic của Taiden, một công ty Trung Quốc. Thiết bị nhỏ bé này gần như là thiết bị công nghệ duy nhất trong buồng dịch. Phiên dịch viên chọn kênh mà họ muốn nghe (ngôn ngữ nguồn) và kênh mà họ sẽ gửi bản dịch (ngôn ngữ đích). Người nghe bên dưới sẽ đeo tai nghe cài đặt ở ngôn ngữ mà họ muốn.

CÂU NÓI NỔI TIẾNG

“Khi phiên dịch, tôi cứ như phân thân thành hai người. Một người làm việc, một người ngồi chơi.”

– Xiaofeng Zhou, phiên dịch viên của phái đoàn Trung Quốc.

CÂU HỎI KHÔNG THỂ KHÔNG HỎI

Tại sao không dùng Google Translate?

Dịch máy đang ngày càng tiến bộ, nhưng còn lâu mới thay t

được những vĩ nhân của thế giới. Phiên dịch ở trình độ cao nhất cần sự linh hoạt mà máy tính không thể nào có được. Ví dụ, rất nhiều người ở LHQ phát biểu bằng tiếng Anh nhưng tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của họ, ngữ âm và những lỗi nhỏ sẽ làm nhiễu các thuật toán của hệ thống nhận diện giọng nói.

Google, Amazon và các công ty khác đã có những bước tiến lớn trong dịch thuật bằng cách khai thác sức mạnh của mạng lưới thần kinh và máy học. Nhưng những công cụ của họ chỉ hiệu quả khi ngôn ngữ được nói rành mạch và dễ đoán, dựa vào những thống kê lấy từ nguồn dữ liệu khổng lồ.

Và quan trọng là, phiên dịch bằng trí tuệ nhân tạo không hiểu ý của người nói. Nếu có cơ hội quan sát các phiên dịch viên làm việc ở LHQ, bạn sẽ thấy họ lược bỏ những lỗi ngữ pháp nhỏ của người nói vì họ hiểu ngữ cảnh. Máy tính … vẫn chưa đủ trình.

Chia sẻ bài viết này:

Picture of Justin Nguyen

Justin Nguyen

Điều phối Dự án

Bình luận của bạn

Các phiên dịch viên của Liên Hợp Quốc (LHQ)