,

Hoạt động Dịch xuôi, Dịch ngược và Đối sánh trong dịch thuật

Hoạt động Dịch xuôi, Dịch ngược và Đối sánh trong dịch thuật

Trong quá trình thực hành dịch thuật chúng ta thường tiếp cận với các qui trình dịch và đảm bảo chất lượng bản dịch. Hoạt động quan trọng bậc nhất trong dịch thuật là Dịch Xuôi, Dịch Ngược và Đối Sánh.
The What And Why Of Back Translation And Reconciliation
Hoạt động Dịch xuôi, Dịch ngược và Đối sánh trong dịch thuật

Vậy cùng tìm hiểm xem chúng là gì và vai trò của chúng như thế nào nhé.

Dịch xuôi là gì?

Dịch xuôi (forward translation) là hoạt động dịch thuật từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Ngôn ngữ nguồn chính là ngôn ngữ ban đầu mà tài liệu được tạo ra. 

Ví dụ, bạn lập một hợp đồng bằng tiếng Việt thì ngôn ngữ nguồn của tài liệu là tiếng Việt, sau đó bạn dịch sang tiếng Anh, Pháp hay Nhật thì đây là tập ngôn ngữ đích của tài liệu. Thông thường tài liệu chỉ có 1 ngôn ngữ nguồn.

Dịch xuôi cũng là hoạt động chính trong nhu cầu dịch thuật khi các nhà kinh doanh muốn mở rộng thì trường sang các quốc gia khác dùng ngôn ngữ khác.

Dịch ngược là gì?

Dịch ngược (back translation) là hoạt động ngược lại với dịch xuôi. Khi bạn đang có một bản dịch và muốn dịch nó trở lại ngôn ngữ ban đầu. Thoạt nghĩ thì có lẽ nhiều người sẽ coi đây là một hoạt động không cần thiết nhưng thực tế không phải vậy, đây là hoạt động quan trọng giúp đánh giá tình hình sử dụng các bản dịch và phòng ngừa những rủi ro do lỗi dịch thuật gây ra.

Có nhiều người thường hiểu nhầm về dịch ngược và dễ nhầm lẫn với một số hoạt động dịch xuôi. Ví dụ: Có khách hàng hỏi chúng tôi là AM Việt Nam có cung cấp dịch vụ dịch xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt hay không? Và họ cũng hỏi là AM Việt Nam có cung cấp dịch vụ dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Anh hay không. Nhưng thực ra thì cả hai hoạt động đó đều là dịch xuôi. Như nêu ở trên thì dịch ngược phải được xuất phát từ bản dịch có sẵn và dịch nó trả lại sang ngôn ngữ ban đầu.

The What And Why Of Back Translation And Reconciliation

Đối sánh và diễn giải (reconciliation)

Sau mỗi hoạt động dịch ngược thường sẽ là hoạt động đối sánh. Diễn giải dịch thuật là việc bạn so sánh bản dịch ngược và bản gốc để tìm kiếm sự khác nhau, điển hình như:

  • Dịch sai
  • Có thể dẫn đến hiểu sai
  • Diễn giải khác

Khi thực hiện hoạt động đối sánh, bạn sẽ có cơ hội xem xét và đánh giá cũng như giải thích lại nội dung của bản tài liệu được bạn tạo ra và bản dịch ngược khi chúng cùng ngôn ngữ. Bạn sẽ có thể phát hiện ra những điểm bất thường, những vấn đề sai khác và đặt câu hỏi cho những người đã dịch những tài liệu này và yêu cầu sự giải thích. Đó chính là diễn giải. Để công việc này thực sự giúp ích cho bạn thì yêu cầu tối thiểu và bắt buộc là bản dịch ngược phải được một đội ngũ khác dịch độc lập mà không hề biết gì đến bản gốc của bạn. 

Kết luận

Mỗi hoạt động nêu trên đều có vai trò và mục đích riêng của nó. 

Dịch xuôi: giúp tài liệu, website, phần mềm (hay nói chung là nội dung chữ) được biểu đạt ở nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Dịch ngược & Đối sánh: giúp phòng ngừa rủi ro của bản dịch hoặc tìm kiếm những lý do nghi ngờ do bản dịch. Hoạt động Dịch ngược và Đối sánh thường đi kèm với nhau.

Trên thực tế, hoạt động dịch xuôi vẫn giữ vai trò chủ đạo trong dịch thuật.

Hoạt động Dịch xuôi, Dịch ngược và Đối sánh trong dịch thuật

Picture of Vicroria Nguyen

Vicroria Nguyen

Quality Manager

More articles

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

blank

7 Lỗi Chủ Quan Và Khách Quan Trong Biên Dịch

Dịch thuật là một công việc chuyên môn đòi hỏi người dịch không chỉ thành thạo ngôn ngữ, có khả năng đọc hiểu (lĩnh hội) văn bản nguồn, và khả năng diễn đạt (truyền tải) trong ngôn ngữ đích mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc thận trọng để đảm bảo bản dịch không mắc những lỗi sai đáng tiếc.

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.