Dịch thuật: Phương pháp dịch ý đối ý

Dịch thuật: Phương pháp dịch ý đối ý

Jerome, một mục sư, nhà thần học và nhà sử học Công giáo La Mã là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “dịch ý đối ý”. Ông phát triển phương pháp dịch thuật này khi Giáo hoàng Damasus giao cho ông nhiệm vụ đánh giá các bản dịch có sẵn của sách Phúc Âm và đưa ra một bản dịch Latin chuẩn xác hơn. Ông mô tả phương pháp dịch này trong “Bức thư gửi Pammachius”, trong đó có nói rằng, “Ngoại trừ Thánh Thư nơi chứa đựng bí hiểm cả ở trong sự sắp xếp ngôn từ,” ông ấy dịch “non verbum e verbo sed sensum de sensu” là “không phải dịch từng từ mà dịch lấy ý”.
Dịch ý đối ý
Dịch ý đối ý

Lịch sử

Jerome, một mục sư, nhà thần học và nhà sử học Công giáo La Mã là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “dịch ý đối ý”. Ông phát triển phương pháp dịch thuật này khi Giáo hoàng Damasus giao cho ông nhiệm vụ đánh giá các bản dịch có sẵn của sách Phúc Âm và đưa ra một bản dịch Latin chuẩn xác hơn. Ông mô tả phương pháp dịch này trong “Bức thư gửi Pammachius”, trong đó có nói rằng, “Ngoại trừ Thánh Thư nơi chứa đựng bí hiểm cả ở trong sự sắp xếp ngôn từ,” ông ấy dịch “non verbum e verbo sed sensum de sensu” là “không phải dịch từng từ mà dịch lấy ý”. Ông đã áp dụng một sở thuật sửa lại những lỗi sai trong các bản dịch trước đó, những thay đổi của những học giả lỗi lạc và lỗi do sự bất cẩn của người chép chữ khi chép lại bản thảo tiếng Hy Lạp cổ nhất, mà ông đã so sánh với những bản dịch Latin cổ, sau đó dịch bản khắc có nội dung giống với bản gốc nhất có thể.

Tuy nhiên, Jerome không phải nghĩ ra khái niệm dịch ý đối ý. Người ta cho rằng khái niệm này lần đầu tiên được đưa ra bởi Cicero in De optimo genere oratorum (“Diễn giả Vĩ đại nhất”). Trong văn bản này, ông nói khi dịch từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latin, “Tôi không nghĩ mình phải dịch từng từ từng chữ một như đếm đồng xu cho độc giả, mà phải cân đo đong đếm giá trị của chúng.” Cicero không nhắc đến dịch ý đối ý trong các dịch phẩm của mình nhưng nó được coi như một hình thức của lý thuyết “phân khúc”, được phát triển bởi Cicero và Horace. Các tiếp cận dịch thuật này dựa trên nền tảng phân đoạn, là nền tảng tính đến độ dài ngắn của một phân đoạn (từ, cụm từ hoặc một câu) trước khi chuyển sang phân đoạn khác.

Jerome cũng không phải cha đẻ của thuật ngữ “dịch từ đối từ”. Thuật ngữ này có thể đã tham khảo từ Cicero, hoặc Horace, những người đã lưu ý các tác giả nếu muốn tái hiện sử thi theo nghĩa gốc phải Nec verbo verbum curabit reddere / fidus dịch là: “không được dịch từng từ một (giống như) một dịch giả dịch trung thành với bản gốc.”

Một vài người lại hiểu lời nói đó của Horace theo nghĩa khác. Boethius vào năm 510 Sau Công nguyên và Johannes Scotus Eriugena giữa thế kỷ thứ 9 lại hiểu câu văn theo nghĩa đen là “lỗi của những thông dịch/biên dịch viên trực dịch,” và e sợ rằng mình là một dịch giả như vậy. Burgundio xứ Pisa vào những năm 1170 và Ngài Richard Sherburne năm 1702 đã nhận ra những lời căn dặn của Horace là dành cho tác giả, không phải dịch giả, nhưng vẫn thừa nhận ông ám chỉ toàn bộ quá trình dịch. Cuối cùng, John Denham năm 1656 và André Lefevere năm 1992 dẫn lời văn của Horace để lưu ý các dịch giả về phương pháp dịch sát.

Khái niệm tương tự

Diễn giải

Trong lời đề của John Dryden vào năm 1680 của bản dịch thư tín của Ovid, ông đề xuất chia bản dịch thành ba phần: dịch sát, diễn giải và bắt chước. Dịch sát là dịch từ đối từ, dòng đối dòng ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Diễn giải là ý đối ý, giữ lại ý của bản gốc còn ngôn từ không nhất thiết phải dịch theo mà có thể được thay đổi hoặc phóng đại. Bắt chước có thể là dịch sát hoặc dịch thoát nhưng trong đó người dịch có thể tự do chọn cách nào mà họ thấy phù hợp và thông điệp sẽ được truyền tải như thế nào.

Để yên người đọc

Vào năm 1813, trong tiểu luận “Über die Verschiedenen Methoden des Übersetzens”, Friedrich Schleiermacher đã đưa ra ý tưởng mà trong đó “Người dịch để yên tác giả hết mức và đưa độc giả đến gần tác giả hoặc để yên người đọc và đưa tác giả đến gần độc giả.”

Tương đương chủ ý

Vào năm 1964, Eugene Nida đã miêu tả dịch thuật được chia thành hai loại tương đương: tương đương chính thức và tương đương chủ ý. Tương đương chính thức tập trung vào bản thân thông điệp (về cả hình thức lẫn nội dung); thông điệp ở bản dịch phải phù hợp với thông điệp ở bản nguồn nhất có thể. Tương đương chủ ý lại ít để tâm đến sự phù hợp giữa thông điệp bản dịch và bản nguồn; mục đích của tương đương chủ ý là tạo cầu nối giữa văn bản đích và độc giả đích giống như cầu nối giữa văn bản nguồn và độc giả của nó.

Dịch thuật thông báo

Vào năm 1981, Peter Newmark đã định nghĩa dịch thuật là dịch ngữ nghĩa (dịch từ đối từ) và dịch thông báo (dịch ý đối ý). Ông chỉ ra rằng dịch ngữ nghĩa hướng tới ngôn ngữ nguồn, dịch trung thành và bám sát văn bản nguồn còn dịch thông báo hướng tới ngôn ngữ đích, dịch phóng khoáng và bóng bẩy. Mục tiêu của dịch ngữ nghĩa là nỗ lực bám sát ngữ nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ gốc nhất có thể, hướng đến ngữ cảnh chính xác của bản gốc. Mục tiêu của dịch thông báo là tạo ra một tác động lên người đọc càng giống với tác động lên người đọc của bản gốc càng tốt.

Dịch đặc ngữ

Ngoài những ý niệm trên, vào năm 1990, Brian Mossop đã trình bày ý niệm về dịch đặc ngữ và không đặc ngữ. Dịch đặc ngữ là khi thông điệp của văn bản nguồn được truyền tải theo ý của người viết ở ngôn ngữ đích, thay vì truyền tải theo văn phong của văn bản gốc. Dịch không đặc ngữ là thuật ngữ mới và dịch từng từ một.

Dịch nội hóa

Năm 1994, cũng trong Nghiên cứu Dịch thuật hiện đại, Lawrence Venuti đã giới thiệu ý niệm về nội hóa (domestication) và ngoại hóa (foreignization), kế thừa từ ý niệm trong tiểu luận của Friedrich Schleiermacher năm 1813. Nội hóa là hình thức đồng hóa thuật ngữ hoặc bối cảnh văn hóa, trong khi ngoại hóa là sự bảo toàn bối cảnh văn hóa của văn bản gốc (ngôn từ, văn phong, tên, v.v).

Venuti cũng mô tả nội hóa là cách dịch trôi chảy và rõ ràng đem lại sự chính xác về mặt văn hóa, “văn hóa được đồng hóa và sáng rõ”. Schleiermacher tách biệt hai khái niệm “đưa tác giả đến gần người đọc (nội hóa)” và “đưa người đọc đến gần tác giả (ngoại hóa)” nhằm giải quyết vấn đề xã hội, còn Venuti tách biệt nội hóa và ngoại hóa để giải quyết các nguyên tắc đạo đức.

Dịch thuật: Phương pháp dịch ý đối ý

84222_Xu hướng L&D

Top 7 Xu hướng Học tập và Phát triển trong Năm 2024

L&D đóng vai trò quan trọn trong đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng Học tập và Phát triển mới, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh lực lượng lao động toàn cầu hiện đại, với việc các tổ chức cạnh gay gắt nhằm tuyển dụng được nhân sự chất lượng cho các phòng ban và vị trí, chưa kể đến sự cần thiết phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức để bắt kịp với nhu cầu kinh doanh.

84149-Su dung Google dich hieu qua-2

04 Cách Sử dụng Google Translate Hiệu quả nhất

Google Translate đã được phát triển thành một công cụ đạt năng suất cao, giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và giải quyết được nhu cầu có một bản dịch đủ để hiểu nghĩa. Trong bài viết này, AM Việt Nam sẽ chia sẻ về 4 cách để sử dụng Google Translate hiệu quả nhất.