Những loại tài liệu pháp lý thường dùng tại Việt Nam

Những loại tài liệu pháp lý thường dùng tại Việt Nam

Types of common legal documents in Vietnam
Types of common legal documents in Vietnam

Các văn bản pháp lý có ở khắp mọi nơi. Đôi khi bạn có thể tìm thấy chúng trong chữ in nhỏ ở cuối quảng cáo hoặc trên biên lai mua hàng. Bạn cũng có thể thấy trên các website những tuyên bố pháp lý hoặc điều khoản miễn trừ. Một tài liệu pháp lý cũng có thể mang tính cá nhân đối với bạn, như di chúc, ủy quyền hoặc hợp đồng.

Bài viết này sẽ giải thích các tình huống mà bạn có thể cần một tài liệu pháp lý và nơi bạn có thể liên hệ để tạo tài liệu đó cho bạn.

Tôi có cần một tài liệu pháp lý?

Có nhiều loại văn bản pháp lý bao gồm các tình huống khác nhau. Tùy thuộc vào vấn đề của bạn mà bạn có thể cần một trong các loại tài liệu pháp lý cụ thể.

Tài liệu pháp lý có thể giúp bảo vệ bạn – ví dụ: bạn có thể soạn một điều gì đó mà bạn đã đồng ý với người khác như giấy ủy quyền chẳng hạn.

Điều rất quan trọng là phải trình bày đầy đủ chi tiết về những gì đã được thỏa thuận bằng văn bản, vì vậy, nếu mọi thứ diễn ra không đúng, bạn có thể chứng minh những gì đã được thỏa thuận giữa bạn và người kia. Tài liệu pháp lý là loại “tài liệu biết nói” vì nó có thể nói chính xác điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai người vi phạm thỏa thuận.

Types of common legal documents in Vietnam

Văn bản pháp lý được lập vì lý do pháp lý

Có những tình huống mà bạn phải lập một loại tài liệu nhất định vì lý do pháp lý. Có những loại trong số này phải được chuẩn bị theo một quy cách nhất định. Một số tài liệu pháp lý mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Di chúc (Wills)- là một giấy tờ pháp lý hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản của mình sau khi qua đời. Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo di chúc.
  • Chứng thư Ủy thác (Deeds of Trust) – là một công cụ pháp lý được sử dụng để tạo ra lợi ích đảm bảo đối với bất động sản trong đó quyền sở hữu hợp pháp bất động sản được chuyển giao cho người nhận ủy thác, bảo đảm cho khoản vay giữa người vay và người cho vay.
  • Hợp đồng (Contract, Agreement) – là sự cam kết giữa hai hay nhiều bên để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Nội dung trong hợp đồng thường bao gồm các điều khoản nội dung công việc, giá thành, trách nhiệm, vai trò của các bên tham gia hợp đồng. Bạn có thể sử dụng hợp đồng để đưa ra các chi tiết chính xác về những gì đã được thỏa thuận giữa bạn và người khác.
  • Hợp đồng cho Thuê (Rental agreement) – là một loại văn bản pháp lý hợp pháp thường được lập giữa chủ sở hữu tài sản và người thuê tài sản (ví dụ thuê nhà) muốn có quyền sở hữu tạm thời (thời hạn cố định) tài sản.
  • Hợp đồng Lao động (Labour Contract) – là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc được trả công, điều kiện lao động và quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
  • Giấy ủy quyền (Power of attorney) – giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý có nội dung ghi nhận việc bên ủy quyền chỉ định bên được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền và được cho phép bởi pháp luật.
  • Hợp đồng Dịch vụ (Services Agreement) – là sự thỏa thuận giữa bên sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ để qui định những nội dung về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ.
  • Hợp đồng Tư vấn (Consulting Agreement) – là hợp đồng xác định các điều khoản dịch vụ giữa khách hàng và nhà tư vấn. Ví dụ: hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý, thỏa thuận tư vấn kinh doanh, thỏa thuận nhà thầu độc lập hoặc thỏa thuận làm việc tự do.
  • Hợp đồng Bản quyền (Licensing Agreement) – là một hợp đồng bằng văn bản giữa hai bên, trong đó chủ sở hữu bất tài sản cho phép một bên khác sử dụng tài sản đó theo một danh mục các thông số cụ thể. Thỏa thuận Bản quyền còn được gọi là Thỏa thuận Cấp phép, Nhượng quyền, thường liên quan đến bên cấp phép và bên được cấp phép. Ví dụ: sử dụng thương hiệu, chuỗi nhượng quyền.

Ai có thể giúp bạn tạo ra các tài liệu pháp lý? 

Bạn có thể tìm thấy nhiều mẫu tài liệu pháp lý có sẵn trên Internet để bạn tham khảo. Đôi khi những tài liệu bạn tìm được khá phù hợp với yêu cầu của bạn nhưng nếu bạn không am hiểu về pháp luật hoặc không tự tin thì có thể tìm kiếm thêm ở một số nguồn sau

  • Tìm kiếm một Luật sư mà bạn có thể tin cậy. Họ có thể tạo các tài liệu pháp lý cho bạn và đảm bảo rằng bạn có thể dựa vào chúng khi cần.
  • Tìm đến các cơ quan chức nằng để yêu cầu cung cấp các mẫu có sẵn. Trong một số trường hợp cụ thể thì bạn bắt buộc phải làm theo mẫu yêu cầu của cơ quan chức năng.“
  • Bạn có thể hỏi sự trợ giúp của AM Việt nam nếu như không thể tự liên hệ với Luật sư hoặc Cơ quan chức năng.

Những loại tài liệu pháp lý thường dùng tại Việt Nam

Picture of Dang Tran

Dang Tran

Associate Translator

More articles

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

blank

7 Lỗi Chủ Quan Và Khách Quan Trong Biên Dịch

Dịch thuật là một công việc chuyên môn đòi hỏi người dịch không chỉ thành thạo ngôn ngữ, có khả năng đọc hiểu (lĩnh hội) văn bản nguồn, và khả năng diễn đạt (truyền tải) trong ngôn ngữ đích mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc thận trọng để đảm bảo bản dịch không mắc những lỗi sai đáng tiếc.

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.