Thuật ngữ: Hiểu và Dịch đúng Depreciation và Amortization

Thuật ngữ: Hiểu và Dịch đúng Depreciation và Amortization

Khấu hao, Hao mòn, Depreciation, Amortization là các thuật ngữ quen thuộc liên quan đến Tài sản cố định trong các báo cáo tài chính tiếng Anh và tiếng Việt
Thuật ngữ: Hiểu và Dịch đúng Depreciation và Amortization
Thuật ngữ: Hiểu và Dịch đúng Depreciation và Amortization

Khấu hao, Hao mòn, Depreciation, Amortization là các thuật ngữ quen thuộc liên quan đến Tài sản cố định trong các báo cáo tài chính tiếng Anh và tiếng Việt. Trong quá trình làm việc với vai trò dịch thuật viên, bản thân tôi đã từng có những lần dịch chưa đúng các từ này do thiếu hiểu biết về bản chất của từng từ một. Sau một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tôi đã đúc kết lại trong bài viết dưới đây, hi vọng sẽ giúp các bạn đồng nghiệp có thể hiểu rõ hơn và dịch chính xác các từ này.

#1. Lỗi thường gặp

Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy lỗi thường gặp nhất khi dịch các từ này là việc sẵn sàng quy chụp:

  • Depreciation là Khấu hao và
  • Amortization là Hao mòn hoặc ngược lại. 

Sở dĩ như vậy là do người dịch chưa hiểu rõ định nghĩa và quy định về các từ này.

Thuật ngữ: Hiểu và Dịch đúng Depreciation và Amortization

#2. Định nghĩa và quy định

2.1 Định nghĩa về Depreciation và Amortization

Theo Wikipedia:

In accountancy, depreciation refers to two aspects of the same concept: first, the actual decrease of fair value of an asset, such as the decrease in value of factory equipment each year as it is used and wears, and second, the allocation in accounting statements of the original cost of the assets to periods in which the assets are used. Depletion and amortization are similar concepts for natural resources (including oil) and intangible assets, respectively.

Tức là, về bản chất thì cả hai từ này đều có hai khía cạnh: 1 là sự giảm giá trị hợp lý của tài sản trên thực tế, 2 là việc phân bổ nguyên giá của tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ. Khác biệt nằm ở chỗ Depreciation dùng cho Tài sản hữu hình, Amortization dùng cho Tài sản vô hình.

2.2 Quy định về Khấu hao và Hao mòn

Theo Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (Ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính):

  • Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
  • Giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định: là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
  • Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định. (Chú thích của người viết: Thông qua việc khấu hao TSCĐ hợp lý có thể giúp DN thu hồi được đầy đủ vốn cố định (tức là vốn bỏ ra khi mua TSCĐ) khi TSCĐ đó hết thời gian sử dụng. Cụ thể, tiền trích khấu hao TSCĐ được đưa vào Quỹ khấu hao, nhờ đó doanh nghiệp có vốn để tiếp tục đầu tư mua sắm TSCĐ khi các tài sản cũ hết thời hạn sử dụng.)
  • Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.

Trên cơ sở các định nghĩa và quy định nêu trên, ta thấy:

  •  Cả Amortization và Depreciation đều có thể hiểu là Hao mòn khi nói đến việc ghi nhận giá trị tài sản, và đều có thể hiểu là Khấu hao khi nói đến việc phân bổ nguyên giá tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh.
  • Amortization dùng cho TSCĐ vô hình
  • Depreciation dùng cho TSCĐ hữu hình

#3. Lưu ý cho dịch thuật viên

  • Khi dịch Anh – Việt, chỉ cần xác định xem ngữ cảnh đang đề cập đến khía cạnh 1 hay 2 để xác định cách dịch phù hợp là Khấu hao hay Hao mòn.
  • Khi dịch Việt – Anh, cần xác định xem từ “hao mòn/khấu hao” đang được dùng cho loại tài sản nào.
    Với TSCĐ hữu hình -> dùng depreciation
    Với TSCĐ vô hình -> dùng amortization

Với TSCĐ nói chung -> dùng “depreciation and amortization”

#4. Phần thực hành

Dịch nội dung in đậm và in nghiêng trong các trường hợp sau đây:

Câu hỏi 1:

Tài sản cố định hữu hình

  • Nguyên giá
  • Giá trị hao mòn lũy kế
Câu hỏi 2:
Tài sản cố định vô hình
  • Nguyên giá
  • Giá trị hao mòn lũy kế
Câu hỏi 3:
TSCĐ thuê tài chính
  • Nguyên giá
  • Giá trị hao mòn lũy kế
Câu hỏi 4:
  • Khấu hao tài sản cố định
Câu hỏi 5:
Tangible fixed assets
  • Property, plant & equipment
  • Land
  • Land improvements
  • Buildings
  • Equipment 
  • Lessaccumulated depreciation
Câu hỏi 6:
Other assets
  • Intangible assets
  • Lessaccumulated amortization
Câu hỏi 7:
Costs and expenses/(income):
  • Cost of goods sold (exclusive of depreciation and amortization shown separately below)
  • Selling, general and administrative (SG&A)
  • Depreciation and amortization

Accumulated depreciation

(Trường hợp này nói về hao mòn của tài sản cố định hữu hình)

Accumulated amortization

(Trường hợp này nói về hao mòn của tài sản cố định vô hình)

Accumulated depreciation and amortization

(Trường hợp này không nêu rõ nên cần hiểu là tài sản cố định nói chung)

Depreciation and amortization of fixed assets

(Trường hợp này nói về khấu hao tài sản cố định nói chung)

Giá trị hao mòn lũy kế

(Phần này đang trình bày giá trị của tài sản cố định hữu hình, nên depreciation cần được hiểu theo nghĩa “hao mòn“)

Giá trị hao mòn lũy kế

(Phần này trình bày giá trị của tài sản vô hình, nên amortization cần được hiểu theo nghĩa “hao mòn“)

Khấu hao tài sản cố định

(Phần này trình bày chi phí, nên Depreciation/amortization ở đây cần hiểu theo nghĩa Khấu hao. Cả hai từ đi cùng nhau tức là nói đến cả TSCĐ vô hình lẫn hữu hình, dịch chung là Khấu hao TSCĐ.)

Đến đây hi vọng các bạn đồng nghiệp đã có cái nhìn rõ hơn về 4 thuật ngữ thường gặp này để có thể hiểu đúng và dịch đúng nội dung liên quan trong các báo cáo tài chính.

Thuật ngữ: Hiểu và Dịch đúng Depreciation và Amortization

Picture of Melisa Tran

Melisa Tran

Senior Translator

More articles

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

blank

7 Lỗi Chủ Quan Và Khách Quan Trong Biên Dịch

Dịch thuật là một công việc chuyên môn đòi hỏi người dịch không chỉ thành thạo ngôn ngữ, có khả năng đọc hiểu (lĩnh hội) văn bản nguồn, và khả năng diễn đạt (truyền tải) trong ngôn ngữ đích mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc thận trọng để đảm bảo bản dịch không mắc những lỗi sai đáng tiếc.

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.