,

5 kỹ thuật thường dùng trong dịch thuật

5 kỹ thuật thường dùng trong dịch thuật

5 kỹ thuật thường dùng trong dịch thuật
5 kỹ thuật thường dùng trong dịch thuật

Sự khác nhau về văn hóa mỗi quốc gia dẫn đến sự khác biệt về cách nói và cách viết. Ví dụ trong tiếng Anh thường có xu thế viết theo dạng bị động nhiều hơn. Ngược lại tiếng Việt sẽ ưa cách viết câu chủ động. Việc áp dụng các kỹ thuật dịch sẽ giúp cho bản dịch của bạn được đọc dễ hơn đối với người bản địa.

Cần lưu ý rằng, trong quá trình dịch thuật, người dịch thường áp dụng một số hành động cụ thể (thay vì chiến lược), ví dụ như:

#1. Tái cấu trúc

Thay đổi “hình dáng” của câu về cú pháp và trật tự từ, giúp bản dịch phù hợp với các quy tắc diễn ngôn trong ngôn ngữ bản địa. Hành động này có thể bao gồm giản lược hoặc triển khai câu, tùy thuộc vào sự kết hợp và loại ngôn ngữ.

#2. Đảo lên đầu câu

Đưa thông tin ở vị trí khác trong câu lên đầu câu là hiện tượng thường thấy trong tiếng Anh. Hành động này thường được dùng để mô tả cá nhân (ví dụ: New Tory Prime Minister Theresa May – Tân Thủ tướng thuộc Đảng Bảo Thủ Theresa May), thường trong vai trò chủ ngữ. Đảo thông tin lên đầu câu theo cách này là hiện tượng điển hình trong các ngôn ngữ dễ tạo từ ghép.

Đưa thông tin ở vị trí khác trong câu lên đầu câu là hiện tượng thường thấy trong tiếng Anh
Đưa thông tin ở vị trí khác trong câu lên đầu câu là hiện tượng thường thấy trong tiếng Anh

#3. Chuyển phủ định thành khẳng định

Dùng dạng khẳng định thay vì phủ định có thể giúp câu ngắn gọn, súc tích hơn (ví dụ: “cung cấp không đủ thông tin” > “cung cấp thiếu thông tin”).

#4. Khoảng trống từ vựng

Đơn vị ngôn ngữ nguồn có trường nghĩa rộng hơn đơn vị ngôn ngữ đích là hiện tượng không hiếm gặp (ví dụ: thuật ngữ tiếng Ý “ricerca” vừa mang nghĩa “nghiên cứu”, vừa mang nghĩa “tìm kiếm” trong tiếng Anh). Ngữ cảnh là chìa khóa giúp tìm ra giải pháp trong những tình huống này.

#5. Khái quát hóa và cụ thể hóa

Đôi khi, hoạt động chuyển ngữ từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích trở nên thuận lợi hơn nhờ người dịch trình bày lại văn bản theo hướng khái quát hoặc cụ thể hơn. Hành động này có thể nhằm mục đích “cải thiện” hình thái văn bản gốc giúp tăng mức độ tiếp nhận thông tin, hoặc tăng/giảm mức độ nhấn mạnh. Cần báo trước khi thực hiện hành động này bởi nó có thể gây tổn thất hoặc bổ sung thông tin vào bản dịch (bổ sung thông tin cũng là một dạng tổn thất do ý nghĩa cốt lõi của văn bản gốc có thể bị “thêm thắt”), cũng như cần tránh thực hiện khi dịch các tài liệu pháp lý như hợp đồng hoặc bằng sáng chế.

5 kỹ thuật thường dùng trong dịch thuật

AM Localize

AM Localize

Professional Language Solutions

More articles

84222_Xu hướng L&D

Top 7 Xu hướng Học tập và Phát triển trong Năm 2024

L&D đóng vai trò quan trọn trong đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng Học tập và Phát triển mới, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh lực lượng lao động toàn cầu hiện đại, với việc các tổ chức cạnh gay gắt nhằm tuyển dụng được nhân sự chất lượng cho các phòng ban và vị trí, chưa kể đến sự cần thiết phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức để bắt kịp với nhu cầu kinh doanh.

5 kỹ thuật thường dùng trong dịch thuật

5 kỹ thuật thường dùng trong dịch thuật

Sự khác nhau về văn hóa mỗi quốc gia dẫn đến sự khác biệt về cách nói và cách viết. Ví dụ trong tiếng Anh thường có xu thế viết theo dạng bị động nhiều