,

7 trường hợp không nên dùng google translate

7 trường hợp không nên dùng google translate

7 trường hợp không nên dùng google translate
7 trường hợp không nên dùng google translate
Chúng ta đều biết google translate là một công cụ dịch thuật hữu ích. Sự hữu ích của nó lớn đến nỗi mà càng ngày các dịch thuật viên đều có xu hướng phụ thuộc vào nó. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm được 7 điều sau đây về google translate:

#1. Dịch sang một thứ tiếng mà bạn không hiểu hay đánh giá chất lượng

Cần phải lưu ý rằng bản dịch google chắc chắn sẽ có sai sót ở mức độ nhất định, vậy nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Chẳng hạn, nếu muốn gửi lời chúc sinh nhật trên Facebook tới một người bạn ngoại quốc, bạn có thể sử dụng Google Translate dù khả năng cao là câu từ chưa được chuẩn chỉ cho lắm. Một ví dụ khác là khi bạn phải dịch hồ sơ tài chính để đi công chứng, rủi ro sẽ là rất lớn nếu bạn có ý định dùng bản dịch tự động của Google. Lý do là trong điều khoản dịch vụ của GD có đoạn:

“Chúng tôi cung cấp Dịch vụ của mình với mức độ chính xác và chuyên môn phù hợp về mặt thương mại, hy vọng bạn sẽ hài lòng khi sử dụng. Nhưng có một số điều mà chúng tôi không đảm bảo về Dịch vụ của mình. Ngoài những gì được quy định rõ ràng trong các điều khoản này hoặc các điều khoản bổ sung, Google cũng như các nhà cung cấp hoặc nhà phân phối của Google đều không đưa ra bất cứ đảm bảo cụ thể nào về Dịch vụ. Ví dụ, chúng tôi không đưa ra bất kỳ cam kết nào về nội dung có trong Dịch vụ, tính năng cụ thể của Dịch vụ hoặc độ tin cậy, tính khả dụng hay khả năng đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Chúng tôi cung cấp Dịch vụ “nguyên trạng”. [] Trong phạm vi luật pháp cho phép, chúng tôi loại trừ mọi trách nhiệm bảo hiểm. [] Khi được luật pháp cho phép, Google cũng như các nhà cung cấp và nhà phân phối của Google sẽ không chịu trách nhiệm cho những mất mát về lợi nhuận, doanh thu hoặc dữ liệu, tổn thất tài chính hoặc các khoản bồi thường mang tính chất gián tiếp, đặc biệt, hậu quả, răn đe hay trừng phạt.  [] Toàn bộ trách nhiệm pháp lý của Google cũng như các nhà cung cấp và phân phối của Google đối với bất kỳ khiếu nại nào, bao gồm cả những bảo đảm được ngụ ý theo các điều khoản này, được giới hạn ở số tiền bạn đã trả cho chúng tôi để sử dụng Dịch vụ.”

Có nghĩa Google sẽ miễn trừ mọi vấn đề về dịch sai hay tổn thất mà khách hàng có thể gánh chịu do sử dụng và tin tưởng vào công cụ này. Qua đây, chúng ta có thể thấy là luật sư của chính Google Translate cũng không thật sự tin tưởng vào chất lượng đầu ra của công cụ này. Người dùng như chúng ta cũng cần phải hết sức lưu ý.

#2. Không sử dụng Google Translate trong lĩnh vực y tế

 Khác biệt ngôn ngữ là một khó khăn lớn đối bất kỳ hoạt động y khoa nào. Một bác sĩ không thể sử dụng các bản dịch Google để chẩn đoán hay điều trị bệnh cho bệnh nhân của mình. Nguyên nhân chính đến từ dữ liệu dịch y khoa còn khiêm tốn và tính khoa học trong các tài liệu Y khoa dường như vượt qua tầm hiểu biết đoán định của các AI hiện có.

Trong một nghiên cứu khi tiến hành dịch thử các hướng dẫn rời phòng cấp cứu từ tiếng Trung, Google dịch sai từ 8% đến 100% các hướng dẫn quan trọng đối với 91% các ngôn ngữ sẵn có trên Google Translate (Theo Khoong, Steinbrook, Brown & Fernandez, 2019).

Trong một nghiên cứu khác đăng trên Tạp chí Y khoa Anh quốc cũng chỉ ra rằng số bản dịch về y tế có nội dung “sai” chiếm tới 42,3% khi dịch từ tiếng Anh sang 26 ngôn ngữ khác. Tạp chí này còn viết: “Google Translate không nên được sử dụng để yêu cầu bệnh nhân hoặc người nhà đồng ý phẫu thuật, tiến hành các thủ tục hoặc làm xét nghiệm trừ khi không thể tìm được người phiên dịch, và đang trong tình thế cấp bách.” (Theo Patil & Davies, 2014).

Vậy nên, Google cần phải nêu rõ tuyên bố từ chối trách nhiệm về mặt y tế khi cung cấp bản dịch cho người dùng, đây là vấn đề đạo đức nếu không muốn nói là yêu cầu pháp lý.

 Khác biệt ngôn ngữ là một khó khăn lớn đối bất kỳ hoạt động y khoa
 Khác biệt ngôn ngữ là một khó khăn lớn đối bất kỳ hoạt động y khoa

#3. Không sử dụng ngay các bản dịch Google cho bất cứ tài liệu nào của doanh nghiệp.

Trên thực tế, bạn có thể sử dụng Google Dịch để xem qua nội dung các tài liệu nhận được mặc dù bản dịch có thể còn chưa rõ nghĩa. Bổ sung cho sự thiếu sót đó là năng lực ngôn ngữ của bạn để sửa những lỗi sai ngữ pháp và nghiên cứu thêm những phần tối nghĩa có trong bản dịch google đó. Đối với những ngôn ngữ ít người dùng, khách hàng thường nhận được một bài dịch với câu từ cẩu thả và chất lượng kém. Tuy nhiên ngay cả đối với các cặp ngôn ngữ có mức độ phổ biến cao như tiếng Anh thì vẫn tồn tại một vấn đề nguy hiểm – bạn sẽ nhận được một bản dịch đầu ra thoạt trông có vẻ ổn, nhưng lại khuyết thiếu nhiều chi tiết quan trọng, từ ngữ mập mờ hoặc thậm chí trái ngược hẳn với ý nghĩa ban đầu.

Trên thực tế cũng có nhiều lỗi dịch google gây hậu quả nghiêm trọng

Trên thực tế cũng có nhiều lỗi dịch google gây hậu quả nghiêm trọng
Trên thực tế cũng có nhiều lỗi dịch google gây hậu quả nghiêm trọng

#4. Không nên sử dụng Google Translate làm từ điển

Cần lưu ý rằng Google không phải là từ điển, dù công cụ này tự động thu thập một số dữ liệu ngôn ngữ và hiển thị kết quả tra cứu dưới hình thức trông khá giống với một cuốn “từ điển”.  Tuy nhiên nếu quan sát nhanh thì có thể thấy nếu tra cứu từ riêng lẻ trên Google Translate thì sẽ chỉ cho những kết quả khá vắn tắt và không có những định nghĩa quan trọng. Hơn nữa, thông tin tra cứu được trên Google Translate cũng không hoàn toàn tin cậy vì máy dịch thu thập tự động và không kiểm duyệt.

Trong số 100 từ tiếng Anh thông dụng nhất, chiếm hơn 50% tổng số từ trong các văn bản tiếng Anh, một từ trung bình có hơn 15 nghĩa trực diện và nghĩa bóng – tức tỷ lệ trung bình để chọn ra bản dịch phù hợp cho một từ là 15/1, trong khi dịch thuật chúng ta cần tỷ lệ tuyệt đối 1/1 để có thể chọn trúng từ.

Google Translate chỉ đưa ra một phỏng đoán thống kê để gợi ý bản dịch theo một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, công cụ này cũng đề xuất thêm nhiều gợi ý giúp những người dùng có hiểu biết chọn được bản dịch tốt hơn. Vậy nên, trừ khi đã hiểu rõ ngôn ngữ đích và chỉ sử dụng google translate để xem lại mặt từ hoặc chính tả, bạn không nên tin vào bản dịch của các từ đơn lẻ trên công cụ này. Hầu hết các từ thông dụng đều có ít nhất là hai, nhiều từ thậm chí còn lên tới hàng chục nghĩa, do đó, khả năng bạn sẽ nhận được một bản dịch sai là từ 50% cho đến hơn 90%.

Cần lưu ý rằng Google không phải là từ điể

#5. Chỉ nên sử dụng Google translate với một số cặp ngôn ngữ

Trước hết chỉ nên sử dụng google translate cho bất kỳ cặp ngôn ngữ nào có tiếng Anh hoặc một số cặp Catalan-Tây Ban Nha, Séc-Slovak và Nhật-Hàn. Đây là những cặp ngôn ngữ được xây dựng dựa trên quá trình học máy trực tiếp; thông báo về các cặp ngôn ngữ trực tiếp khác từ Google sẽ được cập nhật vào danh sách này. Còn lại với các trường hợp khác thì bản dịch sẽ được Google dịch thông qua tiếng Anh, ví dụ tiếng Pháp muốn dịch sang tiếng Đức phải dịch thông qua tiếng Anh, .v.v.

Điều này làm xuất hiện lỗi “tam sao thất bản” do tất cả các lỗi từ ngôn ngữ nguồn khi dịch qua Tiếng Anh đều được giữ lại, và sẽ có thêm một lớp lỗi nữa khi dịch từ Tiếng Anh sang ngôn ngữ đích. Một tính toán giả định trên 5151 cặp ngôn ngữ chỉ ra rằng chỉ hơn 1% số cặp ngôn ngữ cho ra bản dịch ở mức dễ hiểu trong hơn một nửa số lần thử nghiệm. Nói cách khác, đối với 99% các trường hợp khi dịch trên nền tảng google translate, cơ hội để có được một bản dịch dễ hiểu còn thấp hơn so với tỷ lệ lật của đồng xu. Trong ba phần tư trường hợp, tức 3861 cặp ngôn ngữ, độ dễ hiểu của văn bản chỉ ở dưới mức 25% và gần ba phần mười trường hợp (1474 cặp ngôn ngữ) thì bản dịch gồm toàn những câu cú lủng củng, chiếm khoảng 10% hoặc ít hơn trên tổng số lần tính toán. Với những con số như thế này, Google translate về cơ bản là một công cụ dịch thuật vô dụng khi dịch các cặp ngôn ngữ không có tiếng Anh.

#6. Không sử dụng GD để dịch thơ hoặc truyện châm ngôn

Thơ, hoặc bất kỳ loại hình văn học nghệ thuật nào khác đều vượt qua hiểu biết của AI về cảm giác, xúc giác và xúc cảm. Google Translate không thể nhận biết tình cảm trong nội tâm của nhân vật. Công cụ này không chỉ làm mất các yếu tố nghệ thuật như vần điệu và vế câu của một bài thơ, những nét nghĩa mà nhà thơ gửi gắm trong đó cũng sẽ không còn. Ta sẽ thấy rõ điều này khi thử đem so sánh từng dòng của bản dịch một bài thơ dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

Tương tự với những mẩu chuyện vui, đặc biệt là những câu đùa được tạo ra do cách luyến láy từ ngữ trong ngôn ngữ gốc. Song các bản dịch google cũng có những cái độc đáo riêng mà bạn có thể cân nhắc sử dụng những từ ấy dù rằng sẽ phải bỏ đi cách chơi chữ ban đầu của mình.

#7. Còn nhiều ngôn ngữ chưa có trên google dịch

Tất nhiên google sẽ không thể dịch những ngôn ngữ mà nó chưa hỗ trợ. Hiện nay google chỉ hỗ trợ 108 ngôn ngữ phổ biển toàn cầu, có nghĩa còn khoảng gần 6800 ngôn ngữ khác chưa thể dịch. Cụ thể hơn, công cụ này chưa cập nhật vào hệ thống một ngôn ngữ bản địa nào thuộc ba lục địa:  Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Úc. Trong đó bao gồm cả các ngôn ngữ với hàng triệu người sử dụng như Quechua, Aymara, Nahuatl và Guarani. Thêm vào đó, trong số 100 ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, có 38 ngôn ngữ không được tích hợp vào hệ thống của Google, số ngôn ngữ này được sử dụng bởi tổng cộng khoảng 3/4 tỷ người, tương đương 10% dân số nhân loại.

Tất nhiên là Google không có nghĩa vụ về mặt pháp lý hay đạo đức phải tích hợp bất kỳ một ngôn ngữ nào vào dịch vụ của mình.

Kết luận

Google Translate chẳng qua cũng chỉ là 1 cỗ máy vô cảm, nó chỉ có thể làm được những gì mà con người đã dạy nó một cách tận tình. Trong một số trường hợp, google translate khá hữu ích khi giúp chúng ta hiểu thoáng qua nội dung của một văn bản hay một trang web một cách nhanh chóng. Đây cũng có thể coi là một sự tiến bộ đáng kể của nhân loại. Ngày nay, google translate đã dần hoàn thiện, nó đã được bổ sung các thuật toán tối ưu hơn và dữ liệu đồ sộ hơn. Tôi tin rằng trong tương lai không xa, google translate sẽ hoàn thiện chính nó và có thể đáp ứng tốt hơn những nhu cầu hàng ngày của chúng ta.

7 trường hợp không nên dùng google translate

Justin Nguyen

Justin Nguyen

Project Coordinator

More articles

84222_Xu hướng L&D

Top 7 Xu hướng Học tập và Phát triển trong Năm 2024

L&D đóng vai trò quan trọn trong đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng Học tập và Phát triển mới, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh lực lượng lao động toàn cầu hiện đại, với việc các tổ chức cạnh gay gắt nhằm tuyển dụng được nhân sự chất lượng cho các phòng ban và vị trí, chưa kể đến sự cần thiết phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức để bắt kịp với nhu cầu kinh doanh.

7 trường hợp không nên dùng google translate

7 trường hợp không nên dùng google translate

Chúng ta đều biết google translate là một công cụ dịch thuật hữu ích. Sự hữu ích của nó lớn đến nỗi mà càng ngày các dịch thuật viên đều có xu hướng phụ thuộc