Bạn sẽ làm gì nếu như không tìm được một từ tiếng Việt tương xứng với từ tiếng Anh cần dịch? Ví dụ bạn sẽ dịch như một chi tiết phụ tùng máy móc mới được phát mình hoặc tên một loại thuốc trong y học điều trị như thế nào? vay mượn từ trong dịch thuật là giải pháp. Hãy tìm hiểu cách vay mượn và cách vận dụng từ vay mượn trong dịch thuật để xử lý những tình huống này nhé.
Phương pháp vay mượn từ trong dịch thuật là gì?
Vay mượn từ trong dịch thuật là việc sử dụng lại nguyên từ gốc hoặc phiên âm của từ gốc sang ngôn ngữ địch. Từ vay mượn đôi khi cũng có thể được “Việt Hóa” để trở lên dễ đọc cho cả những người không biết ngoại ngữ. Cũng có nhiều từ đã được đưa vào tự điển nhưng đa phần là chưa có định nghĩa cụ thể bằng tiếng Việt.
Phương pháp chuyển âm thành chữ là nguyên tắc và cách thức chính để chuyển các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài thành tiếng Việt và theo thời gian, thói quen chúng được công nhận sử dụng rộng rãi tại Việt Nam
Để xác định đúng được từ nào nên vay mượn và từ nào đương nhiên được sử dụng thì các dịch thuật viên cần có kinh nghiệm trong vấn đề này. Bạn cũng có thể nhận biết và ứng dụng từ vay mượn khi dịch thông qua một số nhận biết dưới đây.
#1. Vay mượn nguyên từ gốc
Điều này có nghĩa bạn sử dụng luôn từ tiếng Anh và áp dụng sang tiếng Việt. Trong trường hợp này thì các từ tiếng Anh đó thường đã được hay sử dụng trong văn nói và dẫn đến tình trạng quen miệng. Ví dụ:
Website hoặc Trang web; email hoặc e-mail; Internet; Click chuột; Online; vloger, vlog, blog, …
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những từ trong ví dụ trên đến từ lĩnh vực công nghệ thông tin, máy tính. Tại sao lại vậy? Câu trả lời đơn giản là vì thuật ngữ máy tính là rất mới so với ngôn ngữ Việt Nam, vì vậy dù đôi khi có từ có thể dịch ra tiếng Việt được nhưng do các kỹ sư tin học đã quen dùng từ gốc và có thể trông nó rất “mô-đen” hay hiện đại.
#2. Do không tìm được từ tương ứng trong tiếng Việt và có độ dài đủ ngắn
Khi bạn dịch thuật thì rất dễ gặp trường hợp này. Việc không chọn được từ tiếng Việt tương đương thường gặp phải khi bản địa hóa các phần mềm, nhất là các chức năng của phần mềm.
Đôi khi bạn phải diễn giải một cụm từ ngắn 1-2 ba chữ tiếng Anh thành 1 cum từ dài dằng dặc bằng tiếng Việt. Điều này thật bất tiện phải không?
Ví dụ:
- từ Licence = “Li-xăng”. Nếu ta áp dụng nghĩa thông thường là “Giấy phép” hoặc “Cấp phép” thì có thể chỉ đúng một phần nghĩa của nó.
- từ Internet = “Mạng máy tính kết nối toàn cầu world-wide-web” và đọc là in-tơ-nét. Ngay cả định nghĩa của nó cũng có cụm từ world-wide-web. Trong trường hợp này thì từ Internet đã được đưa vào tự điển tiếng Việt và có định nghĩa hẳn hoi nên chúng ta sẽ hiểu ngay được Internet là gì và coi nó là từ tiếng Việt.
#3. Tên người, địa danh, tên Quốc gia; tên của các chất hóa học, y học, …
Đây là hiện tượng phổ biến mà chúng ta gặp thường xuyên. Bạn có thể đọc vanh vách tên của Tổng thống Hoa Kỳ là ông Bi-đen hoặc ông Bai-đờn. Hay nếu đi học thì bạn cũng biết đến 108 nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn. Tất cả đều được chuyển âm từ tiếng nước ngoài thành chữ tiếng Việt.
Thông thường khi viết sang tiếng Việt tên người, tên địa danh hoặc chất hóa học thì chúng ta sẽ viết ngắn gọn hơn (lược chữ) và cũng có thể sử dụng dấu gạch nối. Ví dụ:
- Tên thuốc Ampicillin = thuốc am-pi-xi-lin: ngoài việc phiên âm thì còn thêm cả tên loại (thuốc) vào để phân biệt.
- Tên người Albert Einstein = An-be Anh-xtanh
- Tên quốc gia: Indonexia = nước In-đô-nê-xi-a
- Tên chất hóa học: Chloride = Clo-rua; clo; cờ-lo (vay mượn từ gốc tiếng Pháp là Chlorure)
#4. Chuyển âm thành chữ
Đây là phương pháp hay gặp nhất trong việc vay mượn từ của tiếng Việt. Từ thời hán hóa đến thời pháp thuộc thì tiếng Việt bị pha trộn rất nhiều. Việc chuyển âm thành chữ nghĩa là khi đọc tiếng nước ngoài thế nào thì viết bằng tiếng Việt như vậy, đôi khi chỉ là na lá nhưng cũng hiểu được và đảm bảo các yếu tố về ngữ nghĩa.
- Một số từ bạn rất hay dùng như: alô; ăng ten; bia; xe buýt; … là số ít trong số những từ đã được các cụ mượn từ rất lâu.
- Nhất, nhị, tam tứ, … đều là những từ vay mượn.
- Bu lông; Búp bê; Cabin; Công ten nơ; ….