#1. Miễn phí: Hội thảo trực tuyến về Phương pháp Đào tạo Biên Phiên dịch viên
Hội thảo cung cấp thông tin và kỹ năng nghề nghiệp cho mọi biên/phiên dịch viên – dù mới vào nghề hay đã có 3-5 năm kinh nghiệm.
Đặc biệt hữu ích cho những ai đã thành thạo 2 ngôn ngữ, am hiểu tốt về văn hóa và muốn thử sức với nghề dịch, hội thảo sẽ giới thiệu về bộ kỹ năng nghề cơ bản, quá trình đào tạo. Một số tình huống thực tế cũng được lồng ghép để tăng tính tương tác giữa những người tham gia.
Hội thảo được tổ chức bởi SFU, một trường đại học lâu đời tại Canada, chuyên cung cấp các chương trình đào tạo cho người lớn và những người đang đi làm với nhiều chương trình online. Tìm hiểu thêm tại: SFU Interpretation and Translation Program.
Chi tiết Hội thảo:
Thời gian: 9:00 – 10:30, Thứ 7, 12/6/2021
Link đăng kí: https://www.eventbrite.ca/e/free-webinar-how-are-interpreterstranslators-trained-registration-137340070849
#2. RWS hồi sinh nền tảng Dịch tự động Language Weaver
RWS vừa tuyên bố kế hoạch hồi sinh Language Weaver – một thương hiệu về công nghệ dịch máy (MT). Language Weaver vốn được SDL mua lại và đổi tên vào năm 2015 thành SDL Machine Translation, tuy nhiên, sau đó vào năm 2020, SDL lại được RWS mua lại.
Phiên bản đầu tiên của Language Weaver được phát triển vào năm 2002, đã tạo được danh tiếng đáng kể trong ngành ngôn ngữ, vì đây là một trong những thương hiệu đầu tiên thương mại hóa công nghệ dịch tự động sử dụng máy học.
Azad Ootam, Giám đốc Công nghệ của RWS cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng mang thương hiệu Language Weaver được yêu thích trở lại. Nhiều người trong ngành vẫn còn nhớ đến Language Weaver – một thương hiệu của sự đổi mới và vượt qua ranh giới của việc dịch ngôn ngữ.”
Sau khi được sáp nhập, Language Weaver tiếp tục được SDL phát triển thành một hệ thống dịch máy trên nền tảng nơ-ron, thay vì trên nền tảng tổ hợp ban đầu, cho phép dịch giữa 2.700 tổ hợp ngôn ngữ khác nhau.
“Bằng cách tập hợp các chuyên gia và công nghệ AI từ RWS, SDL và Iconic, chúng tôi hiện có một nền tảng đẳng cấp thế giới vượt trội so với các phương pháp tiếp cận MT truyền thống và đổi mới tầm nhìn ban đầu của những người sáng lập Language Weaver,” Ootam chia sẻ.
Khi mới thành lập, Language Weaver đã được ca ngợi vì đã giúp những người không phải chuyên gia dễ dàng hơn trong việc xây dựng và phát triển các mẫu MT có sẵn để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng. Language Weaver cho phép người dùng cung cấp phản hồi theo thời gian thực về các bản dịch, giúp cải thiện mô hình ngôn ngữ của hệ thống và tạo ra cơ sở dữ liệu dịch tốt hơn cho nhu cầu của một số nhóm người dùng.
Nền tảng này có công nghệ dựa trên đám mây cho phép các doanh nghiệp xử lý và sắp xếp nội dung đa ngôn ngữ ở một nơi; nó cũng có thể được tích hợp với bất kỳ phần mềm hoặc nền tảng nào, từ Microsoft Office đến các hệ thống chatbot khác nhau. Language Weaver cũng tự hào khi được nhiều doanh nghiệp nổi tiếng sử dụng. Quân đội Hoa Kỳ cũng sử dụng Language Weaver để dễ dàng giao tiếp với nhân viên trong Quân đội Hàn Quốc và khuyến khích hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
#3. SYSTRAN ra mắt phần mềm dịch thuật mới – SYSTRAN 8 Translator
SYSTRAN, đơn vị chuyên cung cấp phần mềm dịch thuật trên máy tính, web và điện thoại với nền tảng dịch web nổi tiếng Bablefish, vừa cho ra mắt một phiên bản phần mềm dịch thuật mới – SYSTRAN 8 Translator.
Giao diện mới cho phép thao tác dịch văn bản, trang Web, tài liệu Microsoft Office, email hoặc tra cứu từ điển dễ dàng, bên cạnh tính năng không thể thiếu của 1 CAT tool là bộ nhớ dịch và dữ liệu thuật từ.
Các tính năng mới bao gồm:
– Xử lý tài liệu PDF, hỗ trợ chuyển đổi tài liệu PDF thành văn bản có thể chỉnh sửa nhờ thỏa thuận công nghệ với I.R.I.S, công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhận dạng tài liệu thông minh.
– Tích hợp các công cụ dịch trong trình duyệt web. Hiện hỗ trợ Chrome, Internet Explorer và Firefox.
– OmniTranslator. Cho phép dịch tức thời khi di chuyển chuột qua nội dung văn bản.
Tìm hiểu thêm tại: http://store.systran.eu/lp/storeSystranEU/?page=Systran8&Langue=en_GB
#4. Phrase hợp tác với Memsource để ra mắt 2 Chương trình Giáo dục mới
Nằm trong nỗ lực đưa phần mềm bản địa hóa đến được nhiều người dùng hơn trong các lĩnh vực chuyên môn, Phrase, một nền tảng chuyên quản lý các dự án bản địa hóa, vừa thông báo chương trình đào tạo mới dành cho sinh viên và chuyên gia đang học tập hay giảng dạy cho các khóa học về bản địa hóa theo chương trình đại học. Phrase mới được mua lại bởi Memsource trong đầu năm 2021. Bên cạnh chương trình đào tạo còn có chương trình cấp chứng chỉ cho những ai muốn được chứng nhận chính thức trong lĩnh vực bản địa hóa.
Cả hai chương trình này đều được cung cấp miễn phí trên website của Phrase. Thông qua chương trình đào tạo, sinh viên có thể làm quen với giao diện bản địa hóa của Phrase, tìm hiểu các phần mềm khác nhau được sử dụng trong bản địa hóa. Phrase là nền tảng giúp lưu trữ nội dung đã ngôn ngữ, quản lý bản dịch và tương tác giữa các biên dịch viên trong một dự án bản địa hóa. Chương trình này được dựa trên Phiên bản Giảng dạy của Memsource, vốn được ra mắt từ năm 2012 và hiện có trên 200 trường đại học trên toàn thế giới.
Filip Šanca, giám đốc Marketting tại Memsource phát biểu: “ Bằng việc kết hợp với các nguồn lực của Phrase trong đầu năm nay, giờ đây chúng tôi có thể mở rộng chương trình đào tạo và cho phép sinh viên và chuyên gia tiếp cận với Phrase, một nền tảng bản địa hóa phần mềm hàng đầu trong ngành.
Bên cạnh đó, chương trình cấp chứng nhận bao gồm nhiều tài liệu giảng dạy đa dạng với tiến trình tham gia linh hoạt. Sau khi vượt qua bài kiểm tra cuối, người dùng sẽ nhận được chứng chỉ bản địa hóa của Phrase.
Tìm hiểu thêm tại: https://phrase.com/lp/certification/