Một số mẹo tăng tỷ lệ chuyển đổi thông qua mô tả sản phẩm

Một số mẹo tăng tỷ lệ chuyển đổi thông qua mô tả sản phẩm
Một số mẹo tăng tỷ lệ chuyển đổi thông qua mô tả sản phẩm

Có trong tay sản phẩm phù hợp với thị trường và xây dựng tốt chiến lược tiếp thị, ta cần làm gì để biến khách truy cập thành khách mua hàng? Khi bước vào giai đoạn có doanh thu ổn định, để tăng doanh số thì ngoài những việc như đặt ra mức giá hợp lý, đăng ảnh đẹp quảng bá, ta cần chú trọng thêm vào phần ngôn ngữ truyền tải.

Khác với cửa hàng vật lý hay chương trình bán hàng, ta không thể sử dụng phương pháp giải thích miệng các ưu điểm và thuyết minh, hướng dẫn sử dụng sản phẩm mà chỉ có thể giao tiếp qua mô tả sản phẩm. Tuy nhiên, nếu biết cách tận dụng tốt có thể khiến khách hàng ngồi hàng giờ trước sản phẩm của bạn.

Tại sao tập trung vào mô tả sản phẩm?

Nhiều khách mua hàng bị thu hút bởi hình ảnh và giá cả, tuy nhiên nếu mô tả không hợp ý họ sẽ nhanh chóng mất hứng thú. Mô tả sản phẩm rất tác động rất nhiều đến nhận thức của khách hàng và thường những nhận thức này rất khó thay đổi.

Ấn tượng ban đầu thậm chí có thể gây ảnh hưởng lớn hơn nhiều trong lĩnh vực Thương mại điện tử khi chỉ với một cú nhấp chuột là đủ để bạn mất khách hàng.

Sau đây là những đặc điểm cơ bản tạo nên một mô tả sản phẩm tốt:

  • Tiêu đề hấp dẫn: Đừng chỉ liệt kê chung thành phần của sản phẩm. Hãy mô tả kỹ, sử dụng các từ ngữ biểu đạt gợi nên cảm xúc muốn mua hàng từ người đọc.
  • Hình ảnh dễ nhìn: Đây thực chất là phần thuyết minh sản phẩm với khách hàng tiềm năng, vậy nên cần đảm bảo có hình ảnh rõ và đẹp.
  • Chi tiết thành phần: Để tiện cho khách hàng đưa ra quyết định mua hàng, bạn cần cung cấp những chi tiết đặc tính sản phẩm. Nếu người mua hàng nhắm đến một đặc tính nào đó, họ có thể thấy ngay sản phẩm của bạn phù hợp với yêu cầu hay không.
  • Hình thức trình bày hấp dẫn: Phần lớn người đọc sẽ đọc lướt qua một trang (thường trong vòng 5–10 giây). Với thời gian ngắn như vậy, cách trình bày văn bản trở nên vô cùng quan trọng. Có thể dùng bảng so sánh thành phần hoặc infographic (đồ họa thông tin) giúp khách hàng mục tiêu lấy được thông tin họ cần trong thời gian ngắn nhất.

Bạn sẽ cần thu hút khách hàng qua mô tả để lôi kéo họ mua sản phẩm thông qua “kế hoạch tiếp thị chiến lược”.

Một số mẹo viết mô tả sản phẩm

Viết mô tả sản phẩm thế nào cho hay đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch tiếp thị chiến lược. Ta nên đưa mô tả sản phẩm vào công đoạn triển khai chiến dịch tiếp thị kinh doanh, trở thành một bước tiến tới các mục tiêu và thực hiện chiến thuật tiếp thị tổng thể.

Dưới đây là năm mẹo để làm cho phần mô tả sản phẩm trở nên nổi bật và giúp đạt được các mục tiêu tiếp thị.

Một số mẹo viết mô tả sản phẩm
Một số mẹo viết mô tả sản phẩm

1. Hiểu đối tượng mục tiêu

Xác định đối tượng là một phần của chiến lược tiếp thị cần thiết trước khi bắt đầu viết mô tả sản phẩm. Hãy ghi nhớ những câu hỏi sau:

  • Người mua hoặc doanh nghiệp tìm thấy cửa hàng của bạn từ đâu?
  • Sở thích của họ là gì?
  • Cái gì của cửa hàng đã thu hút họ?
  • Khách hàng hoặc doanh nghiệp sẽ mô tả sản phẩm với bạn bè như thế nào?
  • Tính năng nào của sản phẩm khiến người mua hoặc doanh nghiệp quan tâm nhất?

Một ví dụ tiếp thị chiến lược rất tốt là The Salty Lady. Nhãn hàng này hiểu rất rõ đối tượng khách hàng, điều này thể hiện ngay trong phần mô tả sản phẩm.

Chiến lược tiếp thị chiến lược của họ nhắm mục tiêu là những người muốn ngủ ngon hơn và những người muốn hướng đến lối sống khỏe mạnh. Khách hàng mục tiêu của họ muốn giảm bớt đau đầu và lo lắng do các sản phẩm điện tử hàng ngày gây ra.

The Salty Lady đã thực hiện nghiên cứu, phát triển chiến lược tiếp thị và cung cấp các đặc tính quan trọng phù hợp với cá tính của người mua. Điều này có nghĩa là bạn phải đặt lợi ích sản phẩm lên hàng đầu.

2. Tập trung vào lợi ích của sản phẩm

Nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ sản phẩm của họ có đặc tính tốt nhất trên thị trường. Mặc dù các tính năng của sản phẩm là yếu tố then chốt trong mô tả, nhưng người mua vẫn muốn biết sản phẩm có thể làm được gì cho họ.

Sản phẩm của bạn có thể có các đặc tính mới nhất hoặc có chất lượng cao hơn các sản phẩm khác, nhưng hầu hết khách hàng sẽ không thực sự quan tâm đến những chi tiết đó. Khách hàng nghĩ về việc sản phẩm có tác dụng gì đối với họ. Vì vậy, bạn cần phải mô tả tính hữu dụng của sản phẩm thay cho bản thân sản phẩm đó.

David Ogilvy – “Cha đẻ của quảng cáo” từng nói “Người tiêu dùng không mua sản phẩm, họ mua lợi ích của sản phẩm.”

Dù là mang đến sự tiện lợi, phong cách hay một phụ kiện tiện dụng, việc mua hàng phải có mục đích. Từng đặc điểm riêng rẽ không quan trọng bằng tổng giá trị mà chúng có thể mang lại cho người mua. Khách hàng mua sản phẩm vì lợi ích, do đó, bạn nên tạo nội dung có sự cân bằng giữa liệt kê đặc tính và miêu tả tác dụng của các đặc tính đó để lôi kéo thành công khách hàng.

Ví dụ, ta có sản phẩm là axit glycolic – một chất tẩy tế bào chết. Bạn nên chú trọng vào mô tả hiệu quả và cách chất này loại bỏ tạp chất, dầu và lớp trang điểm còn sót lại. Đây chính là những điều khách hàng mục tiêu muốn nghe nhất.

3. Giúp khách hàng tiếp thu thông tin nhanh nhất có thể

Một nghiên cứu hành vi người đọc trên mạng cho thấy chỉ có 16% người đọc kỹ nội dung giới thiệu sản phẩm, ngược lại với 79% người đọc lướt toàn trang. Bạn nên dùng thời gian và tiền bạc để tạo nội dung nhắm đến 79% đó – những người tìm kiếm, thu thập thông tin trong thời gian ngắn nhất.

Mô tả sản phẩm của bạn cần:

  • Sử dụng các câu ngắn: Đây không phải một bài luận, vì vậy phần mô tả nên thật ngắn gọn và thân thiện với người đọc.
  • Sử dụng gạch đầu dòng: Chọn những lợi ích bạn muốn giới thiệu và sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng. Điều này sẽ đảm bảo người đọc thấy được những lợi ích chính đầu tiên trước khi chuyển qua nội dung khác.
  • Có khoảng trắng: Không nhiều người thích các bài quá nhiều chữ. Hãy suy nghĩ về cách bố trí và sử dụng các khoảng trắng.

Đầu tư vào các video sản phẩm ngắn: Các nghiên cứu cho thấy cứ 10 người thì có 7 người có ấn tượng tích cực hơn về một nhãn hàng sau khi xem video. Chúng giảm lượng chữ cần thiết và có thể cung cấp nhiều thông tin trong vài phút.

4. Tăng mức độ tín nhiệm qua nền tảng xã hội

Người ta có xu hướng mua một sản phẩm nếu bạn bè hoặc gia đình giới thiệu hoặc thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Điều này khá đơn giản khi mua sắm trực tiếp, nhưng khó thực hiện hơn trên nền tảng trực tuyến.

Tạp chí Quản lý Thông tin Quốc tế (International Journal of Information Management) từng chỉ ra rằng giới thiệu sản phẩm trực tuyến (OPR) có tác dụng cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Ngoài ra, phương pháp này còn giúp hình thành mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Khi người tiêu dùng không biết mua gì, nhiều khả năng họ sẽ chọn một sản phẩm dựa trên số lượng đánh giá tích cực.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy một người đọc trung bình mười bài đánh giá – cho dù trên trang hay thông qua mạng xã hội – trước khi cân nhắc mua hàng từ một cửa hàng trực tuyến, và cũng chỉ ra rằng 73% người đọc chỉ chú ý đến các bài đánh giá được viết trong tháng trước.

Bạn nên lập kế hoạch tiếp thị sản phẩm tạo điều kiện cho người mua viết đánh giá, từ đó ảnh hưởng đến những người mua trong tương lai. Hãy khuyến khích người mua viết đánh giá và đánh giá bằng sao. Bạn càng có nhiều đánh giá, mức độ tin cậy của bạn càng cao. Hãy đảm bảo các đánh giá đã được xác minh để chứng minh độ tin cậy qua việc khuyến khích người mua thêm ảnh vào đánh giá. Số sao hiện lên trên trang của bạn là một dấu hiệu quan trọng cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm.

Mong rằng những mẹo tiếp thị này sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng nội dung và tăng tỷ lệ chuyển đổi cho trang bán hàng của mình. Khi bạn bắt đầu viết, đừng chỉ tạo ra một mô tả sản phẩm đơn thuần. Thay vào đó, hãy nghĩ về khách hàng đầu tiên và hành động như thể bạn đang muốn chia sẻ kiến thức về sản phẩm đó cho họ. Đừng quá cứng nhắc, nhồi nhét hàng đống thông tin mang tính lý thuyết nhàm chán. Thay vào đó hãy cố gắng sáng tạo và khiến họ bị thuyết phục bởi lợi ích trong mô tả sản phẩm của bạn để từ đó tăng doanh số bán hàng.

Chia sẻ bài viết này:

Picture of Henrik Lamela

Henrik Lamela

Chuyên gia Ngôn ngữ

Bình luận của bạn

Một số mẹo tăng tỷ lệ chuyển đổi thông qua mô tả sản phẩm