,

Tại sao chúng ta nói “once in a blue moon”?

Tại sao chúng ta nói “once in a blue moon”?

Tại sao chúng ta nói “once in a blue moon”?
Tại sao chúng ta nói “once in a blue moon”?

Mặt trăng đóng vai trò gì đối với chúng ta? Bên cạnh tác động gây nên hiện tượng thủy triều, làm cơ sở cho lịch Hồi giáo và là lý do để nhân loại kỷ niệm năm 1969 (lần đầu tiên con người đặt chân lên mặt trăng), mặt trăng cũng ảnh hưởng khá nhiều tới tiếng Anh. Bài viết này sẽ thảo luận những từ ngữ và cách diễn đạt liên quan đến mặt trăng.

Kiến thức: sự liên quan giữa moon và month

Trước hết, chúng ta hãy cùng xem xét thật nhanh từ “moon” (mặt trăng). Không mấy ngạc nhiên khi từ “moon” đã được sử dụng ngay từ khi tiếng Anh được chấp nhận. Bạn có biết rằng các từ “moon” (mặt trăng) và “month” (tháng) đều có cùng gốc Đức không? Lý do là vì ban đầu từ “month” biểu thị cách đo lường thời gian tương ứng với chu kỳ quay vòng của mặt trăng. Mãi đến sau này, người ta mới không còn xem trăng non là thời điểm khởi đầu một tháng mới nữa và bắt đầu thiết lập các tháng có cấu trúc chặt chẽ hơn, cuối cùng dẫn đến sự ra đời của lịch Gregory (dương lịch) (được Giáo Hoàng Gregory XIII giới thiệu vào năm 1582).

Sau đó, xuất hiện thêm từ “lunatic” (điên loạn) dựa trên chữ “luna” (mặt trăng) trong tiếng Latinh. Bắt nguồn từ tiếng Anh Trung cổ, từ phái sinh này (theo từ nguyên học) dựa trên niềm tin rằng sự thay đổi của mặt trăng là nguyên nhân gây ra những cơn điên loạn.

Và nếu bạn có thói quen lướt từ điển để tìm những từ ngữ hơi “xàm” một chút, có thể bạn sẽ thắc mắc về cách sử dụng “moon” để chỉ “mông”, hay “một hành động để lộ mông, đặc biệt như một cử chỉ nhằm gây sốc hay xúc phạm”. Nét nghĩa này có lẽ được dựa trên niềm tin về hình dạng giống nhau giữa mông và mặt trăng – và đã được sử dụng rất sớm từ giữa thế kỷ 18. Dẫu vậy, theo mục từ hiện tại của từ điển Oxford English Dictionary (OED), nét nghĩa này trở nên phổ biến hơn vào thế kỷ 20, và cụm động từ “to expose one’s buttocks” (để lộ mông) chưa hề xuất hiện cho đến những năm 1960.
Trong phần tiếp theo, chúng ta hãy tìm hiểu một vài cách diễn đạt về mặt trăng nhé!

Ban đầu từ “month” biểu thị cách đo lường thời gian tương ứng với chu kỳ quay vòng của mặt trăng
Ban đầu từ “month” biểu thị cách đo lường thời gian tương ứng với chu kỳ quay vòng của mặt trăng

“Once in a blue moon” chỉ điều gì?

Chúng ta dùng cụm “once in a blue moon” để chỉ “rất hiếm khi”; ví dụ, nếu nói “Adam only dances once in a blue moon”, không có nghĩa là Adam nhảy một lần trong một mặt trăng xanh mà là Adam rất ít khi nhảy. Nhưng bạn có biết đây thực chất là sự kết hợp của hai cách diễn đạt đã có từ trước không? Phiên bản “once in a blue moon” bắt đầu xuất hiện ít nhất là từ những năm 1830, nhưng “once in a moon” đã có trước đó gần 3 thế kỷ. “Once in a blue moon” có thể được dùng để chỉ “once a month” (một lần mỗi tháng) (với cùng lý do từ nguyên học như trên), nhưng đôi khi cụm từ này không có nghĩa hoàn toàn đúng như vậy mà chỉ diễn tả ý “occasionally” (thỉnh thoảng).

Trong khi đó, cách nói “the moon is blue” (mặt trăng màu xanh) được dùng để chỉ một điều không thể – vì niềm tin mặt trăng có màu xanh bị coi là ngớ ngẩn. Một biến thể khác của cách diễn đạt này là “the moon is made of green cheese” (mặt trăng làm từ phô mai xanh) – cả hai cụm từ này đều được sử dụng từ những năm 1520.

Bằng cách nào mà hai câu nói này trở thành một? Trên thực tế, mặt trăng xanh có tồn tại trong lịch thiên văn học và là “lần trăng tròn thứ hai trong một tháng dương lịch”, nhưng thuật ngữ này dường như không được sử dụng cho đến hơn một thế kỷ sau khi “once in a blue moon” bắt đầu được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Có vẻ như đây chỉ đơn giản là trường hợp hai câu nói liên quan đến mặt trăng bị đọc nuốt âm theo thời gian.

Chúng ta dùng cụm “once in a blue moon” để chỉ “rất hiếm khi”
Chúng ta dùng cụm “once in a blue moon” để chỉ “rất hiếm khi”

“To shoot the moon” nghĩa là gì?

Một người có thể “shoot the moon”, “bolt the moon” hay “shove the moon”, nhưng tôi không khuyến khích làm việc này quá thường xuyên, nếu bạn muốn tuân thủ pháp luật. Đây là cụm từ lóng dùng để chỉ việc bỏ trốn vào ban đêm, cũng được biết đến với cách nói “doing a moonlight flit” (gói ghém đồ đạc để bỏ trốn trong đêm dưới ánh trăng).

Thuật ngữ này bắt đầu xuất hiện ít nhất từ khoảng năm 1812 trong Murphy Delany’s Feast ở câu “She wish’d to gammon her landlord, and likewise bolt the moon” (Cô ta muốn đánh lừa chủ nhà và bỏ trốn trong đêm). Từ điển OED đưa ra nhiều cách sử dụng khác nhau của từ “gammon” trong vai trò động từ, và chỉ những người tốt bụng nhất mới nghĩ rằng cô gái ở câu trên đang lên kế hoạch đánh bại chủ nhà trong trò cờ thỏ cáo, bằng cách “hoax, deceive, hoodwink, trick” (lừa gạt) anh ta.

“Honeymoon” có phải là “trăng mật”?

Sự kết hợp của “moon” và “month” tiếp tục xuất hiện ở đây và giúp giải thích vì sao chúng ta gọi thời kỳ ngay sau đám cưới là “honeymoon” (tuần trăng mật). Từ điển OED viết rằng “Có thể lúc đầu đây là cách nói ám chỉ tình yêu dần phai nhạt như mặt trăng khuyết dần”, nhưng sau đó, cách giải nghĩa rằng tình yêu không kéo dài quá một tháng đã nhanh chóng xuất hiện.

“Honeymoon” ban đầu được dùng để chỉ thời kỳ sau đám cưới, nhưng kể từ cuối thế kỷ 18, từ này được sử dụng phổ biến cho kỳ nghỉ của những cặp đôi mới cưới; và nhiều ngôn ngữ khác (bao gồm tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha) cũng kết hợp từ tương đương của “honey” (mật) và “moon” (mặt trăng) để tạo thành cụm từ mang nghĩa “tuần trăng mật” .

“Cast beyond the moon” nghĩa là gì?

Mặt trăng là một trong những vật thể ở gần chúng ta nhất trong vũ trụ, nhưng chúng ta vẫn coi nó như một biểu tượng của cái gì đó rất xa và vô lý. Ý nghĩa này được tìm thấy trong một số cách diễn đạt khác nhau, ví dụ “praise above the moon” là khen ngợi quá lời; “go beyond the moon” là đi rất xa (vượt qua cả mặt trăng). Đi quá xa thì sẽ rất khó để giữ lấy hoặc tìm thấy, và “ask for the moon” có nghĩa là đòi hỏi một điều không thể nào có được.

“Cast beyond the moon” nghĩa là phỏng đoán một cách vô căn cứ, cách diễn đạt này hơi khác với những cách sử dụng khác. Ban đầu tôi nghĩ cách diễn đạt này tượng trưng cho hành động quăng dây câu (cast) khi câu cá. Và đây thực sự là một cách sáng tạo tuyệt vời. Nhưng trên thực tế, “cast” ở đây cũng giống như những gì chúng ta thấy trong “forecast” – nghĩa là, “tính toán hoặc dự đoán về tương lai”, từ đó dẫn đến ý nghĩa “phỏng đoán một cách vô căn cứ”.

“Over the moon” – tôi đang hạnh phúc

Về lý do tại sao chúng ta dùng từ “over the moon” khi hạnh phúc: trước đây, người ta nói “jump over the moon” để biểu thị niềm hạnh phúc to lớn đến nỗi có thể nhảy cao hơn cả mặt trăng. Cụm từ này có nguồn gốc từ một bài thơ cho trẻ em trong thế kỷ 16 mang tên “Hey Diddle Diddle” (The cow jumped over the moon).

Tại sao chúng ta nói “once in a blue moon”?

Vicroria Nguyen

Vicroria Nguyen

Quality Manager

More articles

84222_Xu hướng L&D

Top 7 Xu hướng Học tập và Phát triển trong Năm 2024

L&D đóng vai trò quan trọn trong đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng Học tập và Phát triển mới, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh lực lượng lao động toàn cầu hiện đại, với việc các tổ chức cạnh gay gắt nhằm tuyển dụng được nhân sự chất lượng cho các phòng ban và vị trí, chưa kể đến sự cần thiết phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức để bắt kịp với nhu cầu kinh doanh.

Tại sao chúng ta nói “once in a blue moon”?

Tại sao chúng ta nói “once in a blue moon”?

Mặt trăng đóng vai trò gì đối với chúng ta? Bên cạnh tác động gây nên hiện tượng thủy triều, làm cơ sở cho lịch Hồi giáo và là lý do để nhân loại kỷ