5 Cách Hiệu quả để Nâng cao Chất lượng Bản dịch

Cải thiện chất lượng bản dịch đòi hỏi nỗ lực liên tục trên nhiều tiêu chí. Trong bài viết này, AM Việt Nam sẽ trình bày về quy trình đảm bảo chất lượng bản dịch hiệu quả.
Hiệu đính bản dịch quyết định đến chất lượng dịch thuật như thế nào?
Hiệu đính bản dịch quyết định đến chất lượng dịch thuật như thế nào?

Cải thiện chất lượng bản dịch đòi hỏi nỗ lực liên tục trên nhiều tiêu chí. Trong bài viết này, AM Việt Nam sẽ trình bày về quy trình đảm bảo chất lượng bản dịch hiệu quả.

Câu chuyện về chi phí của một bản dịch kém

Vào năm 2009, Ngân hàng HSBC đã phải trả 10 triệu USD chi phí cho một bản dịch kém. Đây là cái giá cho chiến dịch tái cấu trúc thương hiệu nhằm sửa lỗi dịch sai câu khẩu hiệu “Assume Nothing” (Không ngộ nhận) thành “Do Nothing” (Không làm gì) tại nhiều quốc gia. Tuy không phải lỗi dịch thuật nào cũng gây tổn thất lớn nhưng đây là ví dụ chứng minh tầm quan trọng của việc đảm bảo và cải thiện chất lượng bản dịch.

Giống như bao ngành khác, đảm bảo chất lượng (QA) là một phần quan trọng trong quy trình dịch thuật. Để thu được kết quả tốt, bạn cần hiểu biết sâu sắc về định nghĩa chất lượng bản dịch cũng như một quy trình trơn tru, đội ngũ chuyên gia lão luyện và các công cụ hỗ trợ phù hợp.

HSBC: Do nothing!

Đảm bảo chất lượng bản dịch là gì?

Chất lượng bản dịch là mức độ mà bản dịch đáp ứng các tiêu chuẩn hoặc yêu cầu quy định trước. Bản dịch chất lượng phải truyền tải trung thành nhất có thể văn phong và thông điệp của văn bản gốc. Bản dịch cũng cần tính đến các yếu tố khu vực và văn hóa của người đọc. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả.

Dưới đây là một số khía cạnh chính cần xem xét khi đánh giá chất lượng bản dịch:

  • Không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.
  • Người dịch sử dụng thuật ngữ chính xác và nhất quán.
  • Bản dịch truyền tải chính xác ý nghĩa của văn bản nguồn.
  • Phong cách đúng với tài liệu nguồn.
  • Văn bản dịch đọc trơn tru như văn bản gốc.
  • Đã được điều chỉnh chính xác các yếu tố văn hóa.
  • Định dạng của các chi tiết, chẳng hạn như ngày tháng, phù hợp với văn hóa đích.
  • Bản dịch tuân theo hướng dẫn và yêu cầu của khách hàng.

Dù có là một biên dịch viên có năng lực và có kĩ năng, đây vẫn là một công đoạn đòi hỏi nhiều công sức. Khi đã chiến đấu với dự án quá lâu hoặc phải chạy đua vì thời gian qua gấp, người dịch sẽ dễ bị mất khả năng đánh giá, bỏ qua vấn đề về định dạng hoặc nghĩ câu văn đã đạt yêu cầu mặc dù hành văn vẫn còn trúc trắc. Đó là hạn chế chung của con người chúng ta—và vì vậy, cần có các chuyên gia để quản lý chất lượng bản dịch.

Quy trình kiểm soát chất lượng bản dịch hiệu quả

Quy trình dịch thuật có thể khác nhau tùy thuộc vào từng nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ (LSP) và loại dự án. Trước đó bạn cần cân nhắc:

#1. Giá trị thấy được của một dự án—chẳng hạn như dịch một trang web thương mại điện tử mang lại nhiều giá trị thương mại hơn so với việc dịch một bản ghi nhớ nội bộ của công ty.

#2. Lịch trình tổng thể của dự án—quy trình dịch thuật càng nhiều bước thì dự án kéo dài càng lâu.

#3. Ngân sách—chất lượng đồng nghĩa với chi phí; càng nhiều người tham gia vào quá trình dịch thuật thì dự án sẽ càng tốn kém.

Dịch thuật là hoạt động truyền thông ngôn ngữ. Chúng tôi sẽ xem xét bản dịch một cách toàn diện và đảm bảo rằng thông điệp được chuyển đổi một cách đúng đắn. Dịch vụ Đảm bảo Chất lượng Dịch thuật tại AM Việt Nam là chìa khóa giúp bạn đảm bảo chất lượng toàn diện cho các bạn dịch của bạn.

Những khó khăn trong quản lý chất lượng bản dịch

Việc cải thiện chất lượng bản dịch có thể vấp phải thách thức từ nhiều phương diện. Cùng điểm qua những khía cạnh khó nhằn nhất.

Chất lượng ngôn ngữ là một khái niệm mơ hồ

Nếu không xác định rõ tiêu chí chất lượng kỳ vọng ở bản dịch và không đặt ra quy trình báo cáo, quản lý chất lượng là bất khả thi vì bạn không quản lý được những tiêu chí ngoài phạm vi đo lường. Trong trường hợp này, việc xác định vấn đề về chất lượng trong các quy trình như dịch thuật và hiệu đính khó khăn hơn nhiều. Bên cạnh đó, khi làm việc với nhiều ngôn ngữ, độ phức tạp cũng tăng lên.

Tạo ra một hệ thống kiểm soát chất lượng từ đầu là một vấn đề nan giải: Bắt đầu từ đâu? Làm sao để biết mình đang đi đúng hướng? Đương nhiên, cả LSP lẫn khách hàng đều phải đối mặt với vấn đề này. Tuy nhiên, với tư cách khách hàng, nếu bạn chấp nhận trả chi phí dịch vụ cao cấp, làm cách nào để biết kết quả nhận được là tương xứng?

Là LSP, bạn cần làm gì để chứng minh rằng mình cung cấp dịch vụ chất lượng cao như tuyên bố? Các nhà tiếp thị và nhân viên bán hàng đều đồng ý rằng những tuyên bố cụ thể có sức thuyết phục với khách hàng mới hơn những khẳng định mơ hồ. Vì vậy, việc nên làm nhất là có phương pháp chứng minh chất lượng bản dịch dựa trên dữ liệu thực tế.

Nguy cơ dịch thuật tiềm ẩn

Nếu xảy ra một số vấn đề về chất lượng trong một dự án, đó có thể chỉ là sai sót nhất thời. Tuy nhiên, nếu không có hệ thống đảm bảo chất lượng hoàn thiện, làm sao bạn biết được dịch thuật viên có bị sụt giảm chất lượng hay không? Và quan trọng hơn, làm thế nào để giải quyết vấn đề?

Khó chia sẻ phản hồi về chất lượng với dịch thuật viên

Phản hồi là bước quan trọng giúp dịch thuật viên có thể phát triển và hiểu được sở thích của khách hàng. Đó cũng là mấu chốt để bồi dưỡng dịch thuật viên sơ cấp.

Đánh giá chung chung mơ hồ không hữu ích với biên dịch viên vì không nếu được hành động cần thực hiện, vì vậy cũng không có giúp gì cho những dự án công ty bạn hợp tác với họ trong tương lai. Mặt khác, cung cấp một danh sách rõ ràng những phương diện cần cải thiện, có thể sử dụng hệ thống chấm điểm sẽ giúp dịch thuật viên biết được hiệu quả làm việc của mình và cải thiện trong dự án tiếp theo.

Tại sao giao tiếp lại quan trọng trong dịch thuật?
Tìm hiểu thêm: Tại sao giao tiếp lại quan trọng trong dịch thuật

Các thực hành nâng cao chất lượng bản dịch

#1. Tận dụng tối đa bộ nhớ dịch (Translation Memory – TM)

Bộ nhớ dịch là một tính năng cơ bản của tất cả các công cụ hỗ trợ dịch thuật (CAT tool) hiện nay. Nhờ bộ nhớ dịch, dịch thuật viên có thể nhanh chóng truy xuất các segment đã dịch tương tự được chấp nhận trong các dự án trước.

#2. Thiết lập và quản lý bảng thuật ngữ (Termbase – TB)

Tương tự như bộ nhớ dịch, bảng thuật ngữ là tài sản lõi qua từng dự án dịch và là một trong những yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu cho mỗi khách hàng. Thuật ngữ chuẩn chỉnh sẽ giúp truyền tải đúng nội dung của bản dịch và thậm chí là cả văn phong mong muốn của khách hàng. Việc quản lý bảng thuật ngữ hiệu quả cho mỗi dự án dịch và cho từng khách hàng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên những bản dịch chất lượng.

#3. Quản lý yêu cầu khách hàng (Client request/preferences)

Các khách hàng và các bên liên quan khác nhau có các tiêu chí và nguyên tắc chất lượng khác nhau. Dù là khách hàng yêu cầu dịch  vụ lần đầu hay khách hàng thân thiết, việc thực hiện được đúng các yêu cầu đầu vào là điều bắt buộc và cũng là kỳ vọng căn bản của khách hàng. Đặc biệt nếu đó là khách hàng thân thiết, họ sẽ kỳ vọng bạn đã nắm bắt đầy đủ các yêu cầu, lưu ý từ những dự án trước. Vì vậy, việc lập hồ sơ và quản lý hiệu quả yêu cầu của khách hàng sẽ giúp cho bạn tránh được những vấn đề không đáng có trong bản dịch.

 #4. Tách biệt biên dịch viên (translator – TR) và hiệu đính viên (ED – Editor)

Dịch và hiệu đính bản dịch là hai bước cơ bản để có một bản dịch chất lượng. Theo ISO dịch thuật 17100:2015, người dịch và người hiệu đính cần phải là 2 người khác nhau. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc kiểm soát 4 mắt trong thực hành quản lý chất lượng chung tại các doanh nghiệp hiện nay. Việc yêu cầu người dịch tự kiểm tra lại bản dịch của mình vẫn là điều cần thiết, tuy nhiên, khi đến bước hiệu đính riêng biệt, cần phải có sự tham gia của một người nữa. Điều này sẽ giúp phát hiện và sửa được những lỗi phát sinh do vấn đề chủ quan của người dịch.

#5. Áp dụng phần mềm QA (Quality Assurance – Đảm bảo chất lượng)

QA bằng phần mềm, hay còn gọi là QA tự động là một bước hiệu quả và nhanh chóng để phát hiện các vấn đề cơ bản trong bản dịch, ví dụ như sai số, sai tên riêng, dịch thừa/thiếu, dịch không  thống nhất, dịch không đúng thuật ngữ… Một số công cụ và  nền tảng hỗ trợ dịch thuật hiện nay đều đã có công cụ QA tích hợp, như Trados (offline & online), Phrase (online), v.v. Ngoài ra, còn có phần mềm QA độc lập và phổ biến là Xbench.

Công cụ QA chuyên dụng sẽ giúp phát hiện vấn đề trong segment đích của bản dịch bằng cách so sánh với segment nguồn tương ứng. Từ đó, người dịch có thể phát hiện vấn đề và cải thiện chất lượng sản phẩm dịch.

Những vấn đề cần cải thiện thường bao gồm:

  • Các vấn đề về ngôn ngữ như sai chính tả, số liệu văn bản đích không khớp với số liệu trong văn bản nguồn hoặc segment đích bị bỏ trống
  • Các vấn đề về thuật ngữ như khi người dịch sử dụng từ bị khách hàng yêu cầu không sử dụng
  • Định dạng và gắn thẻ (thẻ trong bản dịch khác với thẻ văn bản nguồn hoặc bị đặt sai vị trí)
  • Vấn đề về quy trình làm việc: kiểm tra để đảm bảo người dịch đã xác nhận từng segment chưa hoặc không có segment nào còn nhận xét chưa được giải quyết không
  • Tùy chỉnh các mục kiểm tra như đã thống nhất với khách hàng

Chia sẻ bài viết này:

Picture of Justin Nguyen

Justin Nguyen

Điều phối Dự án

Bình luận của bạn

5 Cách Hiệu quả để Nâng cao Chất lượng Bản dịch