Điểm mới trong chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp tư nhân

Điểm mới trong chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp tư nhân

Theo điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Từ 1/1/2021, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh (CTHD).
blank
Điểm mới trong chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp tư nhân

Theo điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Từ 1/1/2021, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh (CTHD). Theo điều 199 Luật doanh nghiệp 2014 hiện hành, DNTN chỉ được phép chuyển đổi hình thức thành công ty TNHH.

Việc cho phép doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thêm thành CTCP và CTHD là một bước tiến mới của Luật Doanh nghiệp, điều này sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp thay đổi mô hình hoạt động phù hợp với tình hình tài chính, thực tiễn của mình.

Doanh nghiệp tư nhân cần đảm bảo điều kiện gì để có thể chuyển đổi?

Theo Luật mới, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; 
  2. Tên doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định; 
  3. Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; 
  4. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
  5. Chủ DNTN cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
  6. Chủ DNTN có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó.
  7. Chủ DNTN cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp.
Changes in the conversion of types of private enterprise

Thời hạn xem xét giải quyết của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện nêu trên và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn 3 ngày nêu trên chỉ đúng trong trường hợp DNTN có đủ hồ sơ hợp lệ cần thiết theo qui định của pháp luật. Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn và cần đến sự tư vấn, đánh giá của luật sư cũng như các công ty luật uy tín để đảm bảo sự chắc chắn và bền vững pháp lý của doanh nghiệp mới sau này.

Những lưu ý gì khi chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH, CTCP và CTHD?

  • Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa DNTN và các loại hình doanh nghiệp được chuyển đổi như thế nào?

Trên cơ sở thực tế sẽ có sự khác nhau tương đối giữa DNTN và các loại hình doanh nghiệp chuyển đổi. 

Doanh nghiệp tư nhân: 

Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Công ty TNHH một thành viên:

Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định khác.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần về cơ bản là 1 loại hình TNHH trong đó (1) vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; (2) cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa; (3) cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là trường hợp cá biệt của loại hình doanh nghiệp, phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Điểm mới trong chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp tư nhân

Quoc Pham

Quoc Pham

More articles

84222_Xu hướng L&D

Top 7 Xu hướng Học tập và Phát triển trong Năm 2024

L&D đóng vai trò quan trọn trong đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng Học tập và Phát triển mới, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh lực lượng lao động toàn cầu hiện đại, với việc các tổ chức cạnh gay gắt nhằm tuyển dụng được nhân sự chất lượng cho các phòng ban và vị trí, chưa kể đến sự cần thiết phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức để bắt kịp với nhu cầu kinh doanh.