4 tính chất quan trọng cần lưu ý để dịch thành công tài liệu pháp lý

4 tính chất quan trọng cần lưu ý để dịch thành công tài liệu pháp lý

blank
4 tính chất quan trọng cần lưu ý để dịch thành công tài liệu pháp lý

Pháp lý là một lĩnh vực bao trùm trên mọi lĩnh vực. Hầu hết các mối quan hệ phát sinh trong xã hội đều có sự điều chỉnh của pháp luật, từ dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình, cho đến sở hữu trí tuệ hay hình sự. Tuy nhiên, cũng giống như việc dịch những chuyên ngành khác, tài liệu pháp lý có những đặc trưng riêng của mình. Để thực hiện thành công một dự án dịch tài liệu pháp lý thì cần tuân thủ tiêu chí nhất định. Đó là tính logic, tính chính xác, tính trong sáng, và tính đơn nhất. 

Dưới đây là chi tiết hơn về 4 tính chất quan trọng cần lưu ý khi dịch tài liệu pháp lý

#1. Tính chặt chẽ về logic là đặc thù của tài liệu pháp lý

Logic trong một văn bản được hiểu là quan hệ liên kết giữa các thành tố trong câu, giữa câu với câu và giữa đoạn với đoạn. Một bản dịch cần đảm bảo giữ nguyên logic của văn bản gốc. Một logic cơ bản như và/hoặc nếu bị thay đổi hoàn toàn có thể khiến nghĩa của câu bị sai.

Ví dụ, tài liệu pháp lý thường gặp nhất là các hợp đồng, trong đó đặt ra các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Mối quan hệ giữa “quyền-nghĩa vụ”, “quyền-quyền” hoặc “nghĩa vụ-nghĩa vụ” được đặt trong mối quan hệ logic. Việc bên A có “quyền 1 và quyền 2” sẽ khác với việc bên A có “quyền 1 hoặc quyền 2”, và cũng khác với việc bên A có “quyền 1 và/hoặc quyền 2”.

Thông trường, trong một tài liệu pháp lý được viết tốt bởi một người có kinh nghiệm, mối quan hệ logic sẽ được biểu thị rõ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có quan hệ logic mập mờ, tức người đọc tài liệu không thể chắc chắn quan hệ chính xác giữa các thành tố là gì. Điển hình là việc dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa các yếu tố liệt kê. “Quyền 1, quyền 2” có thể hiểu là “quyền 1 và quyền 2” nhưng cũng có thể hiểu là “quyền 1 hoặc quyền 2”. Bản thân dấu phẩy không chỉ có nghĩa là “và” hay “hoặc”. Trong trường hợp này, một cách xử lý kinh nghiệm là dùng cả hai, tức người dịch sẽ dịch thành “quyền 1 và/hoặc quyền 2”. Việc thu hẹp phạm vi logic là điều tối kỵ. Vì điều đó đồng nghĩa với việc thu hẹp quyền/nghĩa vụ của một bên, làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các bên trong giao dịch.

Không chỉ dừng lại ở đó, người dịch cần luôn lưu ý đến tính logic trong toàn bộ văn bản, giữa câu trên với câu dưới, giữa đoạn trên với đoạn dưới. Nếu đoạn trên nói Bên A chỉ có quyền 1 hoặc quyền 2, mà đoạn dưới lại nói Bên A có cả quyền 1 và quyền 2, tức là đã có xung đột. Liệu có trường hợp loại trừ nào không? Nếu không, rất có thể người soạn thảo tài liệu có nhầm lẫn. Lúc này, người dịch cần phản hồi lại với khách hàng về điểm nghi vấn này. Điều này không chỉ giúp đem lại giá trị bổ sung cho khách hàng, mà điều quan trọng là tránh được những rủi ro sai sót không đáng có.

4 important features to keep in mind to successfully translate legal documents

#2. Tính chính xác trong bản dịch pháp lý

Bất cứ bản dịch nào cũng cần chính xác. Thuật ngữ là những từ/cụm từ quan trọng, được sử dụng xuyên suốt trong tài liệu và thường được quy định ngay từ đầu. Chúng thường được viết hoa/bôi đậm và được sử dụng với định nghĩa rõ ràng trong phạm vi văn bản. Do đó, đây là phần đầu tiên cần được dịch chính xác. Chất lượng của một bản dịch được đánh giá trước tiên qua việc dịch các thuật ngữ. Liệu bản dịch có sử dụng chính xác thuật ngữ chuyên ngành hay chỉ đơn thuần được dịch theo nghĩa đen? Theo kinh nghiệm của người viết, có 3 cách để đảm bảo độ chính xác của thuật ngữ:

  • Tham vấn chuyên gia. Tham vấn chuyên gia luôn là bước ưu tiên số một mà AM Việt Nam áp dụng cho các tài liệu quan trọng. Bởi chuyên gia là những người nắm giữ chuyên môn sâu và am hiểu trong ngành. Đối với văn bản pháp lý, chuyên gia mà AM Việt Nam tin dùng là những luật sư đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
  • Tra cứu từ các văn bản quy phạm pháp luật. Thuật ngữ được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật luôn có độ tin cậy cao, vì chúng đã được lựa chọn kỹ lưỡng bởi các nhà làm luật. Tuy nhiên, điểm hạn chế là không phải thuật ngữ nào cũng được quy định trong các văn bản này.
  • Tham khảo khách hàng. Khách hàng không phải là kênh tham khảo mà ai cũng nghĩ tới, vì nghĩ khách hàng không thể tự dịch nên mới phải sử dụng dịch vụ dịch thuật. Trên thực tế, khách hàng có thể biết những thuật ngữ chuyên môn họ quen làm việc và sử dụng mà đôi khi người dịch có thể mất cả ngày để tra cứu. Ngoài ra, nếu khách hàng có sẵn bảng thuật ngữ, chúng ta có thể sử dụng chính xác các thuật ngữ đó theo đúng ý muốn của khách hàng.

Yếu tố tính xác về thuật ngữ trong bản dịch còn bao gồm cả việc sử dụng các thuật ngữ một cách nhất quán. Người dịch không chỉ phải dịch chính xác các thuật ngữ trong văn bản mà còn phải áp dụng cách dịch xuyên suốt. Bởi lẽ, có nhiều thuật ngữ dịch theo cách A cũng đúng mà dịch theo cách B cũng không sai. Điều quan trọng là chúng ta chọn ra phương án dịch tốt nhất và trung thành với phương án đó. Việc áp dụng nhiều cách dịch khác nhau cho cùng một thuật ngữ trong cùng một văn bản sẽ khiến người đọc hoang mang và khó hiểu.

Ví dụ, mới ở trên, chúng ta nói tới Chuẩn mực 1, ở dưới chúng ta lại nói đến Tiêu chuẩn 1, liệu Chuẩn mực 1 có phải là Tiêu chuẩn 1 hay không? Hay là khác? Quy tắc dịch thống nhất không chỉ cần được áp dụng chặt chẽ khi dịch tài liệu pháp lý, mà còn là một quy tắc chung khi dịch bất cứ tài liệu nào.

#3. Tính trong sáng của văn phong của tài liệu pháp lý

Trong một tài liệu pháp lý không thể xuất hiện những câu tối nghĩa, nước đôi, nhập nhằng. Trong trường hợp không thể hiểu rõ nghĩa của câu gốc, người dịch cần tham vấn của các luật sư hoặc tối thiểu phải có biện pháp để lưu ý với khách hàng về câu không rõ nghĩa.

Sẽ rất nguy hiểm nếu người dịch lựa chọn cách dịch chủ quan theo ý mình, trong khi bản thân hoàn toàn không hiểu nghĩa của câu gốc là gì. Việc tự diễn giải như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ cao là bản dịch sai nghĩa. Ngoài ra, còn có những yếu tố khác mà người dịch cần lưu ý để đảm bảo chính xác nghĩa của câu:

  • Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, tránh dùng tiếng lóng, tiếng địa phương
  • Đọc lại để đảm bảo cấu trúc câu tự nhiên, trôi chảy.
  • Đảm bảo các yếu tố cấu trúc câu ngoại lai đã được xử lý (Ví dụ: cấu trúc đảo ngữ, thể bị động, khuyết chủ ngữ…)
  • Đánh dấu các câu khó, chưa rõ nghĩa để xem lại, lưu ý cho khách hàng

#4. Tính đơn nhất về nghĩa trong bản dịch tài liệu pháp lý

Tính đơn nhất được đề cập ở đây chính là việc 1 câu không thể được hiểu quá 1 nghĩa. Mỗi câu chỉ được phép hiểu theo một nghĩa. Đây cũng là nguyên tắc khi xây dựng các tài liệu pháp lý hoặc văn bản qui phạm pháp luật. Việc xuất hiện những câu nhập nhằng, nước đôi thường dẫn đến những rủi ro pháp lý nhất định. Khi dịch thuật viên gặp phải trường hợp này thì rất cần nghiên cứu lại bản gốc và có thể cần đến tư vấn của chuyên gia luật. Khách hàng cũng cần được thông báo về vấn đề này.

Trên đây là 04 yếu tố hàng đầu cần lưu ý khi dịch tài liệu pháp lý mà người dịch dễ bỏ qua nếu thiếu kinh nghiệm. Để tìm hiểu thêm các kiến thức khác liên quan đến dịch thuật, bạn có thể xem các bài viết khác của chúng tôi tại amvietnam.com hoặc liên hệ với chúng tôi qua email;[email protected].

4 tính chất quan trọng cần lưu ý để dịch thành công tài liệu pháp lý

84222_Xu hướng L&D

Top 7 Xu hướng Học tập và Phát triển trong Năm 2024

L&D đóng vai trò quan trọn trong đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng Học tập và Phát triển mới, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh lực lượng lao động toàn cầu hiện đại, với việc các tổ chức cạnh gay gắt nhằm tuyển dụng được nhân sự chất lượng cho các phòng ban và vị trí, chưa kể đến sự cần thiết phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức để bắt kịp với nhu cầu kinh doanh.

84149-Su dung Google dich hieu qua-2

04 Cách Sử dụng Google Translate Hiệu quả nhất

Google Translate đã được phát triển thành một công cụ đạt năng suất cao, giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và giải quyết được nhu cầu có một bản dịch đủ để hiểu nghĩa. Trong bài viết này, AM Việt Nam sẽ chia sẻ về 4 cách để sử dụng Google Translate hiệu quả nhất.