Dịch thuật: Các tiêu chí trong phân tích dịch thuật

Dịch thuật: Các tiêu chí trong phân tích dịch thuật

Phân tích giúp người dịch có được nhận thức đầy đủ về văn bản gốc. Các đặc trưng quan trọng cũng sẽ được nhận diện sau phân tích để người quản lý dự án vạch ra những chiến lược dịch thuật thích hợp.
Dịch thuật: Các tiêu chí trong phân tích dịch thuật
Dich-thuat-Cac-tieu-chi-trong-phan tich-dich-thuat

Dịch thuật là công việc trí tuệ và để triển khai thành công các dự án dịch thuật thì các nhà quản lý dự án (PM) cần vạch ra các chiến lược phù hợp. Phân tích dịch thuật là một công cụ hữu hiệu để thiết kế các chiến lược dịch thuật. Các đặc trưng quan trọng cũng sẽ được nhận diện sau phân tích giúp PM có thể vạch ra các kế hoạch cụ thể hơn cho dự án cũng như đảm bảo được chất lượng đầu ra (các bản dịch)

Hiện nay có hai mô hình phân tích dịch thuật được các công ty dịch thuật áp dụng là phân tích toàn diện và phương pháp tiếp cận “nhanh gọn”.

Trước hết, chúng ta cần xác định được tiêu chí cụ thể để định hướng phân tích sử dụng khi phân tích. Cụ thể có khoảng 11 tiêu chí cơ bản như sau:

  • Chủ đề (Topic)
  • Mục đích sử dụng (purpose)
  • Thể loại văn bản ( document style)
  • Định dạng (format)
  • Ngôn ngữ (language)
  • Từ vựng và ngữ vực
  • Đặc điểm văn phong (language style)
  • Bố cục và lô-gic (structure)
  • Ý nghĩa (meaning)
  • Quan điểm
  • Văn hóa (culture)

Các tiêu chí trên dù được liệt kê theo danh sách, quá trình phân tích lại bao quát tổng thể đánh giá những đặc trưng của văn bản, những đặc trưng này phụ thuộc lẫn nhau: ví dụ, ý nghĩa lại liên quan tới mọi tiêu chí khi phân tích. Chi tiết cụ thể về từng tiêu chí dưới đây.

Các tiêu chí trong phân tích dịch thuật
Các tiêu chí trong phân tích dịch thuật

#1. Chủ đề trong phân tích dịch thuật

Cần nắm bắt chủ đề của văn bản để chuyển ngữ một cách phù hợp sang ngôn ngữ đích. Các vấn đề liên quan đến quá trình dịch thuật cần nắm bắt bao gồm:

  • Mức độ chuyên môn của văn bản (VD: chung, bán chuyên môn, chuyên môn)
  • Thể loại văn bản (VD: chung chung – luật; cụ thể – hợp đồng);
  • Kinh nghiệm của người dịch;
  • Khả năng tiếp cận, sử dụng dữ liệu tham khảo.

Các vấn đề trên đều ảnh hưởng tới cách tiếp cận quá trình và sản phẩm dịch. Kiến thức nền cùng với kỹ năng xuất phát từ kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong một lĩnh vực là lợi thế rõ ràng, vì điều này không chỉ ám chỉ khả năng nhận diện cao về lĩnh vực này, mà còn thể hiện năng lực trong ngôn ngữ, ngữ cảnh và văn hóa của lĩnh vực đó.

#2. Mục đích trong phân tích dịch thuật

Mục đích của văn bản có thể được làm rõ ngay từ tiêu đề hoặc đề mục (đề mục phụ) của văn bản, hoặc ngay từ những lời dẫn, cũng có thể xuất hiện trong nội dung. Cần phải làm rõ sự khác biệt về mục đích của văn bản, xét về dụng ý của tác giả và mục đích ứng dụng của bài dịch. Ví dụ, luật bao gồm nhiều quy định điều chỉnh một lĩnh vực hay hành động, và chế tài, do đó tồn tại hai mục đích: điều chỉnh và ngăn ngừa. Mặt khác, có nhiều lý do khiến người ta cần tới một bản dịch luật, từ mục đích cung cấp thông tin về pháp luật cho người đọc ở ngôn ngữ đích tới áp dụng và diễn giải luật trong bối cảnh pháp lý.

Một văn bản có thể có nhiều mục đích: một bài báo có thể vừa truyền đạt thông tin, thôi thúc tranh luận, phê bình/ca tụng, khuyến nghị, khuyên nhủ, trình bày ý kiến, phản bác, hoặc tất cả kể trên. Do đó, người dịch phải hiểu được (các) mục đích của văn bản để bản dịch truyền tải được không chỉ giá trị thông tin mà còn những dụng ý ngầm của văn bản.

Công dụng của bản gốc và công dụng mà bản dịch hướng tới có thể đã rạch ròi nhờ bản tóm tắt bản dịch (nếu có) và mục đích của văn bản gốc thường khác mục đích của bản dịch. So sánh được công dụng của hai bản sẽ giúp người dịch phát triển một khung để xây dựng bản dịch.

#3. Thể loại (Thể loại văn bản)

Khi phân tích sơ bộ trước khi dịch, người dịch phải xem xét đối tượng độc giả của bản gốc và bản dịch, cũng như thể loại của văn bản để xác định sản phẩm của tác giả. Hai chữ thể loại được dùng để mô tả các nhóm tác phẩm khác nhau, không chỉ trong văn học mà cả nghệ thuật và âm nhạc. Trong thư viện hay hiệu sách, các quyển sách sẽ được phân loại trên giá theo thể loại như phá án, lãng mạn, viễn tưởng, siêu anh hùng, dành cho thiếu nhi, … Đây là các thể loại văn học hư cấu khác nhau. 

Đối với văn học phi hư cấu, thể loại phổ biến là tự truyện, sách tham khảo, sổ tay người dùng, hướng dẫn du lịch, sách lịch sử và sách về sở thích. Tất nhiên đây chỉ là một phần. Trong báo chí đại trà, có nhiều thể loại tách biệt khác nhau: bài xã luận, mục tin tức chung, tin nổi bật, bài lấp chỗ trống (bài viết ngắn để lấp những khoảng trống trên báo, trước khi có chế bản điện tử DTP), phê bình, cáo phó, và các thể loại báo cáo. Một số thể loại khác người dịch có thể gặp phải là sách giáo khoa, tài liệu quảng cáo du lịch, hoặc trang web mô tả sản phẩm dịch vụ.

Thể loại và ngành diễn ngôn ắt ảnh hưởng tới chiến lược người biên dịch áp dụng. Ngài Peter Newmark xác định hai phương pháp dịch khác nhau: dịch nhằm truyền đạt thông tindịch ngữ nghĩa (About Translation 19001:10-11). Theo ông, dịch nhằm truyền đạt thông tin đặt người đọc làm trung tâm, với mong muốn thông điệp được truyền tải một cách dễ hiểu nhất tới độc giả. Trái lại, dịch ngữ nghĩa lấy tác giả làm tâm, chuyển ngữ theo đúng ngữ nghĩa hơn và phụ thuộc vào bản gốc.

Đối với các thể loại báo chí, quảng cáo, thông cáo,… việc áp dụng cách dịch với mục đích truyền đạt thông tin thường sẽ mang lại hiệu quả. Mặt khác, đối với các văn bản được yêu cầu bám sát bản gốc với các điều khoản và khái niệm được định rõ, chẳng hạn như văn bản pháp lý và bằng sáng chế, người dịch sẽ chọn cách dịch ngữ nghĩa và bảo toàn cú pháp cũng như cấu trúc bản gốc càng nhiều càng tốt. Hai hướng tiếp cận này có thể đôi lúc được sử dụng song song, thậm chí tại ngay một văn bản, bởi những phần khác nhau có thể thể hiện những thể loại văn bản khác nhau.

#4. Định dạng

Định dạng ở đây chính là bố cục và những đặc trưng không thuộc về phạm vi từ vựng của một văn bản. Về cơ bản thì nó là một khuôn định hướng cho văn bản sắp xếp thành một bố cục nhất định, chẳng hạn như văn bản là một chuỗi những đoạn văn, hoặc là một bài trình bày trên MS PowerPoint với một lốc những tính năng thiết kế, ví dụ như văn bản, bong bóng, phụ đề, hình minh họa, gạch đầu dòng,… Căn bản, định dạng là một tính năng thiết kế nhưng cũng là một chiếc “phong bì” văn hóa, tức bản thân nó cũng mang những đặc tính của loại văn bản. Nếu bản gốc được định dạng theo một tiêu chuẩn nhất định (ví dụ: bảng cân đối kế toán) thì lúc đó công việc của người dịch sẽ bao gồm chuyển ngữ và chuyển định dạng: thường thì định dạng từ ngôn ngữ gốc sẽ cần tùy chỉnh một chút khi chuyển sang ngôn ngữ đích.

#5. Ngôn ngữ (Ngữ pháp và cú pháp)

Ngôn ngữ bao gồm các đặc trưng ngữ pháp và cú pháp của một văn bản, tức là cấu trúc ngôn ngữ. Ngữ pháp tiếng Anh không mang nặng sự trịnh trọng; thực tế, có chút khác biệt giữa cách dùng (cách sử dụng ngôn ngữ trên lý thuyết) và thông lệ sử dụng (cách dùng trong thực tế). Sự chênh lệch này tồn tại trong mọi ngôn ngữ, tới một mức độ nào đó, do diễn ngôn trịnh trọng và thân mật, nhưng trong tiếng Anh thì sự chênh lệch lại lớn hơn.

Xét về cú pháp tiếng Anh, lô-gic và cấu trúc các câu văn phụ thuộc chủ yếu vào trật tự từ (ít “ngữ pháp” tức là diễn ngôn thường không được “chỉ dẫn”). Trình tự cơ bản thường là chủ ngữ – động từ – tân ngữ trực tiếp – tân ngữ gián tiếp,

Người dịch cần phải nhận diện được khi nào (và tại chỗ nào) người viết đã xa rời ngữ pháp, cú pháp tiêu chuẩn, và lý do là gì. Tách động từ nguyên mẫu “to boldly go” là một nước đi táo bạo của các tác giả bộ Du hành giữa các vì sao. Nếu các tác giả vẫn tuân theo quy ước và viết “To go boldly where no man has gone before”, liệu loạt truyện có phải là cú hích như giờ không?

#6. Từ vựng và ngữ vực

Những đặc điểm này đặt nền tảng cho phân tích và quy trình dịch thuật. Nếu như chủ đề, thể loại và định dạng là yếu tố quan trọng trong việc thiết lập phạm vi và bản chất dịch thuật, thì ngôn từ chính là những viên gạch để dựng nên văn bản gốc. Có nhiều định nghĩa về ngữ vực, nhưng hầu hết đều mô tả hai khía cạnh cơ bản: nhiều ngôn ngữ được sử dụng cho một mục đích cụ thể hoặc được sử dụng trong một bối cảnh xã hội cụ thể (mức độ trang trọng).

Một khía cạnh quan trọng của ngữ vực, song song với diễn ngôn là người tham gia hoặc ngữ điệu diễn ngôn, phản ánh mối quan hệ giữa người viết và người đọc. Các câu hỏi liên quan đến người tham gia được hỏi khi phân tích văn bản gốc là: Ngữ vực cá nhân hay phi cá nhân, trang trọng hay không trang trọng? Lịch sự cỡ nào? Có dễ tiếp cận hay không?

Một khía cạnh khác của ngữ vực cần lưu ý là phương thức diễn ngôn. Phương thức này có thể được xem là mô tả các kênh mà ngôn ngữ được phân phối và cũng có thể bao gồm các kênh trực quan (hình ảnh, dấu hiệu hoặc biểu tượng) và kênh xúc giác (cảm ứng). Phương thức diễn ngôn thường được mô tả bằng cách sử dụng tiêu chí riêng tư, đo lường mức giới hạn độc giả (tức là những người được phép đọc bản dịch). Thuật ngữ từ vựng thường dùng để chỉ tổng số từ vựng của một ngôn ngữ hoặc văn bản đã định. Phải phân biệt được từ vựng và ngữ vực khi phân tích văn bản gốc.

Chỉ dựa vào từ ngữ sẽ không thể gây dựng ý nghĩa trong ngữ cảnh – chỉ khi xâu chuỗi ngôn từ thành câu, diễn ngôn mới mang nghĩa. Dịch từng từ (còn gọi là “dịch ngữ nghĩa”) có xu hướng tạo ra các chuỗi các đơn vị từ vựng không có ý nghĩa. Một ngữ cảnh mạch lạc chỉ được tạo ra khi các trình tự tuân theo các quy tắc và quy ước ngữ pháp và cú pháp ngôn ngữ đích, và chỉ khi chúng tuân theo các kỳ vọng của độc giả ngôn ngữ đích về cấu trúc câu, mô hình diễn ngôn và bố cục.

Hơn nữa, ghi nhận sự hình thành diễn ngôn thuộc về một bối cảnh xã hội hoặc chuyên nghiệp giúp xây dựng một bức tranh về bối cảnh. Ngữ vực có thể thay đổi từ cách nói này sang cách khác: ví dụ, trong một cuộc đối thoại, một người có thể sử dụng một ngữ vực cao (trang trọng), trong khi người kia có thể sử dụng một ngữ vực thấp (không trang trọng).

Ví dụ, tại một tòa án, thẩm phán và các nhóm truy tố/bào chữa sử dụng ngôn ngữ và khái niệm pháp lý, trong khi nhân chứng hoặc bị cáo có nhiều khả năng sẽ sử dụng phương thức biểu đạt tự phát. Mặt khác, một người giám định, được gọi để đưa ra ý kiến chuyên môn về một khía cạnh liên quan đến vụ án, sẽ sử dụng ngữ vực chuyên môn điển hình thuộc lĩnh vực ngành nghề của họ, xen kẽ với các lời giải thích, diễn giải… Nói cách khác, ngôn ngữ có thể được “làm mềm” để những người không chuyên (như thành viên của bồi thẩm đoàn) có thể hiểu được các vấn đề. Nhân chứng là người làm mềm, chứ không phải người dịch.

#7. Đặc điểm văn phong

Đôi khi chúng ta có thể nhận ra văn phong của một tác giả nhờ những điểm riêng trong tác phẩm. Ví dụ, có thể thấy được vốn từ vựng của tác giả thông qua cách dùng từ, cấu trúc câu, ngôn ngữ tượng hình, âm điệu và thậm chí cả dấu câu. Những đặc điểm văn phong này đặc biệt đáng chú ý trong tiểu thuyết và thơ.

Một biện pháp tu từ có thể gây khó dễ cho người dịch là zeugma. Zeugma là một từ được sử dụng để sửa đổi hai hoặc nhiều từ khác theo những cách khác nhau hoặc theo một nghĩa khác (ví dụ: “anh ta đã phá vỡ kỷ lục thế giới, tiện thể phá luôn mắt cá chân”) .

#8. Bố cục và logic

Việc chia văn bản thành các đoạn văn, câu văn và đơn vị tạo ra một khuôn khổ để phát triển lập luận và logic. Nếu loại diễn ngôn khác với cách sử dụng tiêu chuẩn, người đọc cần nỗ lực để hiểu ý nghĩa của văn bản. Ví dụ, thơ thường được đặc trưng bởi diễn ngôn thiếu cấu trúc câu thông thường, bởi trật tự từ, ngữ pháp, cú pháp và từ vựng phi tiêu chuẩn.

Người dịch sẽ phải đối mặt với một số rủi ro nhất định nếu bắt tay vào dịch một văn bản mà không xem xét cẩn thận các thông điệp tác giả muốn gửi gắm, cũng như cách tác giả phát triển và gắn kết thông điệp thông qua phương tiện liên kết. Đọc không chỉ là một quá trình một chiều, mà là một quá trình bao gồm tham khảo chéo thông tin trong văn bản để xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh, mạch lạc. Dịch ngữ nghĩa có những rủi ro như: sự phân mảnh dòng chảy suy nghĩ và ý định của tác giả; việc tạo và sắp xếp các “ngăn kín nước” (thường là các đơn vị từ vựng); và thiếu một diễn ngôn mạch lạc toàn diện, phản ánh đầy đủ các ý tưởng khi chúng được tác giả phát triển dưới dạng và trình tự của văn bản.

Một cách để tránh cách tiếp cận tuyến tính đối với dịch thuật là tóm gọn ý chính (tóm tắt không chính thức) bản gốc bằng cách xác định các khái niệm và thông điệp mà văn bản hàm chứa, nhằm tái cấu trúc sợi chỉ xuyên suốt văn bản và thắt lại với nhau.

#9. Ý nghĩa

Ý nghĩa được dự định là tập hợp các thông điệp được truyền tải qua diễn ngôn, nói hay viết, cả ở cấp độ của các đơn vị cấu thành riêng lẻ và trong toàn bộ văn bản. Các thông điệp được truyền tải bởi bản gốc cần được hiểu chính xác trước khi bắt đầu dịch. Đọc kỹ bản gốc là bước thiết yếu để làm quen với văn bản, mặc dù hầu hết các văn bản đều yêu cầu người dịch phải nghiên cứu hoặc xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo rằng diễn ngôn đã được hiểu chính xác, và dự định của tác giả đã được xác định.

Các yếu tố có thể gây ra vấn đề đọc hiểu đối với các đơn vị cấu thành văn bản, hoặc đối với toàn bộ văn bản, bao gồm: sự mơ hồ vô tình hoặc cố ý; cách nói chuyện/văn phong riêng của tác giả; cách sử dụng từ hoặc cụm từ phi tiêu chuẩn (cả không vô tình và cố ý); bản gốc kém chất lượng; người dịch không đủ hiểu biết về các khái niệm được nêu trong bản gốc, có thể là do thiếu chuyên môn; khó theo dõi lập luận và lô-gic của bản gốc; lỗi đánh máy; hoặc các khía cạnh trang trọng hơn của ngôn ngữ nguồn.

Sau cùng, việc diễn giải ý nghĩa của một đoạn văn, hoặc toàn bộ ngôn ngữ, phụ thuộc vào khả năng “đọc hiểu” tác giả một cách thành công, và để giải mã những mật mã tác giả sử dụng. Các công cụ được người đọc triển khai để đạt được điều này bao gồm: độ nhận diện ngôn ngữ nguồn và các quy ước và tính trang trọng của nó, và khả năng xác định cách nói cũng như cách viết của tác giả, chủ đề văn bản, luận điểm, giọng điệu, thái độ và nội dung/bối cảnh văn hóa.

#10. Văn hóa và ngữ cảnh

Từ văn hóa được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên liên quan tới lĩnh vực dịch thuật thì văn hóa bao gồm

  • Danh từ riêng (tên, tiêu đề, địa điểm, con người, sự kiện, công ty và tổ chức, phim, tác phẩm văn học, âm nhạc, mỹ thuật, luật pháp);
  • Tham chiếu văn hóa (thể loại mỹ thuật và kiến trúc, các hiện tượng văn hóa xã hội);
  • Từ ngữ địa phương, vùng miền, từ lóng, từ/cụm từ lạ, các từ cổ;
  • Trích dẫn (bởi người, trong phim ảnh/văn học,…)
  • Dấu chấm câu hay chỉ thị sử dụng để chỉ báo cho một vật cụ thể trong văn hóa,

Danh sách này không nêu đầy đủ, và chỉ sử dụng nhằm cho thấy độ đa dạng và bao quát của văn hóa. Những đề mục văn hóa phổ biến nhất thường thấy tại văn bản gốc bao gồm: danh từ riêng, tên người và địa điểm, tên các tác phẩm văn học hay sự kiện, từ chuyên môn chỉ các tác phẩm nghệ thuật hay kiến trúc, yếu tố ngôn ngữ không có trong từ vựng của ngôn ngữ gốc tiêu chuẩn (tiếng địa phương, …).

Bảng phân tích trước khi dịch

Tiêu chí Đặc trưng Câu hỏi
Chủ đề
  • Chủ đề
  • Độ chuyên sâu của chuyên môn
  • Nghiên cứu
  • Chủ đề này có quen thuộc với bạn không?
  • Văn bản nguồn chuyên sâu tới đâu?
  • Cần phải nghiên cứu những gì?
Mục đích
  • Độc giả ở ngôn ngữ đích và ngôn ngữ gốc
  • Bản tóm tắt bản dịch (Chỉ dẫn cho người dịch)
  • Văn bản nguồn được viết cho ai?
  • Công dụng sau cùng của bản dịch là gì?
  • Người dịch được cung cấp bản tóm tắt bản dịch hay không? Nếu có, thì bản tóm tắt có hữu dụng không?
Thể loại
  • Loại văn bản/bài diễn thuyết được ghi nhận bởi một cộng đồng ngôn ngữ (VD: quảng cáo, thông cáo, hợp đồng, chứng chỉ)
  • Văn bản này thuộc thể loại gì?
  • Bạn có quen với thể loại này không?
  • Bạn có thể tìm đọc những loại bản dịch tương tự không?
Định dạng
  • Bố cục bên ngoài
  • Đặc điểm trình bày
  • Có bố cục trình bày nhất định nào hay yếu tố trình bày nào không?
  • Có chỉ dẫn đặc biệt gì cho bố cục của bản dịch không?
Cấu trúc ngôn ngữ
  • Ngữ pháp
  • Cú pháp
  • Dấu câu
  • Cấu trúc câu của bản gốc phức tạp ra sao?
  • Độ phức tạp của cú pháp và ngữ pháp?
  • Cách dùng các dấu chấm câu có khác với bản dịch không?
Từ vựng và ngữ vực
  • Ngữ pháp/thuật ngữ
  • Ngữ vực xã hội
  • Ngữ vực chuyên môn
  • Từ vựng chung chung và thẳng thắn hay không?
  • Có bao nhiêu từ chuyên ngành? Cần nghiên cứu hay không?
  • Ngôn ngữ có thuộc một phạm vi cụ thể hay nhiều phạm vi khác nhau không?
Đặc trưng văn phong
  • Những dấu hiệu cho thấy vốn từ vựng của tác giả (các đặc trưng ngôn ngữ và trang trọng)
  • Có đặc điểm cụ thể nào giúp nhận dạng văn phong của tác giả không?
  • Nếu có, cần phải làm những gì cho bản dịch?
Bố cục và logic
  • Câu và đoạn
  • Tính liên kết và mạch lạc
  • Diễn ngôn tại đây có bố cục như thế nào? Có liên kết, mạch lạc không?
  • Ý kiến và thông tin có được trình bày một cách rõ ràng và lô-gic hay không?
Ý nghĩa
  • Tường nghĩa diễn ngôn
  • Ý nghĩa nội tại từng đơn vị
  • Ý nghĩa toàn văn bản
  • Thông điệp có được truyền tải tại cấp độ văn bản không?
  • Thông điệp của từng ý nghĩa của đơn vị có rõ không?
  • Có gì mơ hồ không?
Quan điểm
  • Chủ quan và khách quan
  • Ngôi
  • Tiếng nói của tác giả
  • Bài viết có nêu ý kiến, thuyết phục, chỉ trích,… hay không?
  • Quan điểm chủ quan hay khách quan (hay cả hai)?
  • Mục đích của tác giả là gì?
Văn hóa và ngữ cảnh
  • Danh từ riêng
  • Phương ngôn, từ lóng
  • Từ mượn
  • Lời trích dẫn
  • Các mục nằm ngoài ngữ cảnh
  • Trong bản gốc, độ phức tạp về văn hóa tới đâu?
  • Bạn có nhận diện được những tham chiếu văn hóa không?
  • Cần nghiên cứu thêm về cái gì?

Dịch thuật: Các tiêu chí trong phân tích dịch thuật

84222_Xu hướng L&D

Top 7 Xu hướng Học tập và Phát triển trong Năm 2024

L&D đóng vai trò quan trọn trong đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng Học tập và Phát triển mới, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh lực lượng lao động toàn cầu hiện đại, với việc các tổ chức cạnh gay gắt nhằm tuyển dụng được nhân sự chất lượng cho các phòng ban và vị trí, chưa kể đến sự cần thiết phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức để bắt kịp với nhu cầu kinh doanh.

84149-Su dung Google dich hieu qua-2

04 Cách Sử dụng Google Translate Hiệu quả nhất

Google Translate đã được phát triển thành một công cụ đạt năng suất cao, giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và giải quyết được nhu cầu có một bản dịch đủ để hiểu nghĩa. Trong bài viết này, AM Việt Nam sẽ chia sẻ về 4 cách để sử dụng Google Translate hiệu quả nhất.