Tại sao không nên dịch trực tiếp từ văn bản cứng?

Tại sao không nên dịch trực tiếp từ văn bản cứng?

blank
Tại sao không nên dịch trực tiếp từ văn bản cứng?

Hiện nay còn không ít các dịch thuật viên vẫn có thói quen dịch trực tiếp từ các văn bản cứng như trang giấy, trang sách. Việc này chắc chắn sẽ tạo thêm nhiều rủi ro về chất lượng cũng như tính toàn vẹn của bản dịch và chắc chắn sẽ khó khăn hơn khi sử dụng các công cụ hỗ trợ tra cứu – một hoạt động quan trọng nhất trong dịch thuật. Trong bài viết này, tôi sẽ nêu một số quan điểm và cũng là kinh nghiệm thực tiễn để các bạn có được những ý tưởng cho riêng mình.

Các văn bản cứng là gì?

Trước hết, cần định nghĩa văn bản cứng là gì? Trên thực tế nhiều người hiểu một cách vật lý thì văn bản cứng là các bản in như 1 cuốn sách, một tập hồ sơ, …. Và có phải mọi dữ liệu có thể lưu trữ trong máy tính của bạn đều là văn bản mềm không? 

Theo quan điểm của tôi thì các tài liệu dịch thuật được coi là bản cứng bao gồm (nhưng không giới hạn ở những loại sau):

  • Các tài liệu được in trên giấy như cuốn sách, tập hợp đồng hoặc bức tranh.
  • Các hình ảnh được chụp lại và lưu trong máy tính.
  • Các tài liệu được scan lại và lưu trong máy tính.
  • Một văn bản ở dạng PDF chỉ đọc.
Direct translation:Why you shouldn’t translate directly from hard copies

Tại sao không nên dịch trực tiếp từ văn bản cứng?

Dịch trực tiếp từ các văn bản cứng cũng là một phương pháp dịch truyền thống và được không ít người sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế thì khi dịch trên văn bản cứng có nghĩa bạn phải tập trung đồng thời vào nhiều việc, những việc đó thường là (1) đọc chi tiết văn bản cứng, (2) suy nghĩ cách dịch, (3) tra cứu từ ngữ, (4) tìm hiểu ý nghĩa kỹ thuật, (5) chau chuốt lại câu dịch và (6) đánh máy lại bản dịch. Và với một con người thông thường thì chắc chắn sẽ gặp những khó khăn nhất định khi tài liệu cần dịch quá dài, quá khó hoặc nhiều bảng biểu, nội dung. 

Dưới đây là một số vấn đề có thể bạn đã gặp phải khi dịch trực tiếp các bản dịch nhiều trang: 

  • Dịch sót nhiều nội dung, thậm chí bỏ sót cả câu, cả đoạn.
  • Bản dịch thiếu logic và không trôi chảy
  • Dễ sai số liệu
  • Khó khăn vì bản gốc nhiều hình ảnh, biểu đồ, bảng
  • Khó khăn khi thực hiện kiểm soát chất lượng
  • Không thể sử dụng các công cụ dịch thuật tiên tiến vào dịch thuật

Các dịch thuật viên cần làm gì khi được yêu cầu dịch một văn bản cứng?

Khi nhận một văn bản cứng, việc đầu tiên bạn nên nghĩ đến là mềm hóa tài liệu. Việc mềm hóa không đồng nghĩa với việc bạn phải ngồi gõ lại toàn bộ văn bản. Hiện nay có rất nhiều công cụ với tính năng OCR (nhận dạng ký tự quang học) giúp bạn dễ dàng chuyển đổi văn bản cứng (không thể copy nội dung) sang văn bản mềm. Một công cụ OCR điển hình và mạnh mẽ nhất hiện nay là ABBYY FineReader (Tải về tại đây). 

Tại AM Việt Nam, chúng tôi có một đội ngũ DTP chuyên biệt để hỗ trợ thực hiện thao tác này. Với một văn bản ở dạng mềm, bạn có thể tận dụng các công cụ dịch thuật tiên tiến như:

  • Máy dịch
  • Các công cụ CAT (dịch thuật với sự hỗ trợ của máy)
  • Xbench (công cụ kiểm soát chất lượng)

Bên cạnh đó, khi có văn bản mềm, bạn có thể lưu lại bản dịch của mình dưới dạng bộ nhớ dịch (TM) hoặc văn bản song ngữ. Điều này giúp bạn dễ dàng tra cứu và tận dụng lại những nội dung đã dịch, tiết kiệm thời gian phải dịch lại. Theo thời gian, khối lượng dữ liệu này sẽ trở thành một tài sản chất xám của bạn, hỗ trợ đắc lực cho bạn trong công việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ tài nguyên này với người khác, góp phần đảm bảo tính thống nhất khi có nhiều người cùng tham gia dự án dịch.

Tại sao không nên dịch trực tiếp từ văn bản cứng?

Picture of Hoai Nguyen

Hoai Nguyen

Medical Expert

More articles

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

blank

7 Lỗi Chủ Quan Và Khách Quan Trong Biên Dịch

Dịch thuật là một công việc chuyên môn đòi hỏi người dịch không chỉ thành thạo ngôn ngữ, có khả năng đọc hiểu (lĩnh hội) văn bản nguồn, và khả năng diễn đạt (truyền tải) trong ngôn ngữ đích mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc thận trọng để đảm bảo bản dịch không mắc những lỗi sai đáng tiếc.

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.