IMAGE SEO: Tối ưu hóa hình ảnh cho công cụ tìm kiếm

IMAGE SEO: Tối ưu hóa hình ảnh cho công cụ tìm kiếm

IMAGE SEO: Tối ưu hóa hình ảnh cho công cụ tìm kiếm
IMAGE SEO: Tối ưu hóa hình ảnh cho công cụ tìm kiếm

Nếu là một blogger hoặc đang viết bài cho một trang tạp chí online, bạn có thể thường xuyên gặp phải thắc mắc: liệu tôi có cần đưa hình ảnh vào bài viết của mình hay không? Và câu trả lời là “Có”. Hình ảnh sẽ giúp cho bài viết trở nên sống động hơn và có thể hỗ trợ việc SEO bài viết của bạn. Vậy làm thế nào để tối ưu hóa một hình ảnh cho SEO? Hãy cùng tìm hiểu các bước sau đây nhé!

Khi tối ưu hóa một hình ảnh, cố gắng giảm kích cỡ download xuống nhỏ nhất có thể bằng cách sử dụng một công cụ nén hình ảnh phù hợp. Một hình ảnh được tối ưu hóa tốt phải có tên và phần mô tả (alt text) phù hợp, vì vậy nó cũng sẽ được tối ưu cho các công cụ tìm kiếm.

Sử dụng hình ảnh trong bài viết trực tuyến

Khi được đưa vào sau khi đã có một sự nghiên cứu nhất định, hình ảnh sẽ giúp người đọc hiểu bài viết của bạn tốt hơn. “Một bức ảnh đáng giá một ngàn từ”.  Điều này có thể không đúng với Google, nhưng việc minh họa cho bài viết của bạn bằng một biểu đồ sẽ khiến nó hấp dẫn hơn nhiều so với việc đặt cả 1000 từ vào đó.

Và đây là lời khuyên đơn giản: chèn hình ảnh vào mọi bài viết mà bạn đăng lên mạng. Các bài viết của bạn sẽ cuốn hút hơn.

IMAGE SEO: Một bức ảnh đáng giá một ngàn từ
IMAGE SEO: Một bức ảnh đáng giá một ngàn từ

Cách tìm và chỉnh sửa hình ảnh phù hợp

Nếu bạn có cơ hội chèn hình ảnh của chính mình vào bài viết, hãy làm điều đó. Trang của nhóm bạn sẽ cần hình ảnh của nhóm bạn, chứ không phải ảnh của một bên nào khác.

Hình ảnh cho bài viết của bạn cần phải có cùng chủ đề với bài viết. Nếu bạn sử dụng hình ảnh chỉ để có một dấu tích xanh trong công cụ SEO, bạn đang làm sai. Hình ảnh cần thể hiện chủ đề của bài viết, hoặc có mục đích minh họa trong bài viết.

Có một lý do đơn giản cho điều này trong SEO: một hình ảnh đi kèm các nội dung liên quan sẽ được xếp hạng cao hơn cho những từ khóa mà hình ảnh đó tối ưu.

IMAGE SEO: Nếu bạn có cơ hội chèn hình ảnh của chính mình vào bài viết, hãy làm điều đó
IMAGE SEO: Nếu bạn có cơ hội chèn hình ảnh của chính mình vào bài viết, hãy làm điều đó

Phương án thay thế hình ảnh từ liên kết của bên thứ 3

Nếu không có cách nào để sử dụng hình ảnh của chính bạn, hãy tìm những hình ảnh độc đáo từ các kho ảnh trên mạng. Ví dụ như Flickr.com, hoặc freeimages.com (trước đây là sxc.hu).

Một hình thức thay thế khác cho hình ảnh có thể là đồ thị, biểu đồ, hay các hình thức minh họa tương tự. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến ảnh động GIF, do định dạng ảnh này ngày càng trở nên phổ biến.

Tuy vậy, cũng đừng quá đà khi sử dụng ảnh GIF. Chúng sẽ khiến mọi người lười đọc nội dung bài viết của bạn đi vì đơn giản là họ đã bị cuốn vào chuyển động của hình ảnh.

IMAGE SEO: Phương án thay thế hình ảnh từ liên kết của bên thứ 3
IMAGE SEO: Phương án thay thế hình ảnh từ liên kết của bên thứ 3

Chuẩn bị hình ảnh để đưa vào bài viết của bạn

Khi đã tìm được hình ảnh phù hợp, bước tiếp theo là tối ưu hóa hình ảnh đó để đưa lên website của bạn. Có rất nhiều thứ bạn cần phải quan tâm:

Lựa chọn tên hình ảnh phù hợp

SEO hình ảnh bắt đầu với một cái tên phù hợp. Tất nhiên, đây sẽ là nơi đầu tiên để chúng ta sử dụng từ khóa. Bạn sẽ muốn Google biết nội dung hình ảnh là gì ngay cả khi không cần nhìn vào hình ảnh thực sự. Rất đơn giản: nếu hình ảnh của bạn chụp ảnh tháp Rùa giữa Hồ Gươm thì tên của nó không được là “DCIM1369.jpg”, mà phải là “thap-rua-ho-guom.jpg”. Từ khóa chính là Hồ Gươm, chủ đề chính của bức ảnh, đó là lý do tại sao ta cần đặt từ khóa này vào ngay tên của bức ảnh.

Kích cỡ ảnh

Thời gian tải ảnh rất quan trọng đối với UX và SEO. Trang web càng dễ tải thì sẽ càng dễ xem và dễ được index hơn.  Hình ảnh có thể có ảnh hưởng lớn đến thời gian tải trang, đặc biệt khi bạn đưa lên một hình ảnh lớn và chỉ hiển thị trong một khung rất nhỏ, chẳng hạn đưa ảnh 2500×1500 pixel lên chỉ để hiển thị thành 250×150 pixel. Do toàn bộ phần ảnh còn lại vẫn phải được tải. Hãy co lại hình ảnh về kích thước hiển thị mà bạn mong muốn. WordPress hỗ trợ việc này bằng cách đưa ra nhiều kích thước khác nhau cho hình ảnh sau khi được tải lên. Đáng tiếc, đó không phải là cách để tối ưu hình ảnh, nó chỉ chỉnh về kích thước mà thôi.

Sử dụng hình ảnh tùy chỉnh (responsive image)

Điều này thực sự cần thiết đối với SEO. Hình ảnh có thể làm hỏng trải nghiệm trên thiết bị di động và có thể làm tăng tỷ lệ thoát. Một công cụ hữu dụng để tạo ra hình ảnh tùy chỉnh là plugin RICG Responsive Images For WordPress. Plugin này sẽ đưa vào ảnh của bạn các thuộc tính ẩn để giúp hình ảnh có thể hiển thị tốt trên nhiều tỷ lệ màn hình khác nhau. Lưu ý rằng WordPress từ phiên bản 4.4 trở đi tự động thực hiện việc này và người dùng cần phải thường xuyên cập nhật plugin RICG lên phiên bản mới nhất.

Giảm kích thước ảnh

Bước tiếp theo trong SEO hình ảnh là cần đảm bảo hình ảnh đã được chỉnh kích cỡ có kích thước file nhỏ nhất có thể. Có các công cụ để làm được điều này. Tất nhiên, bạn có thể chỉ cần xuất ảnh ra và thử các mức chất lượng mà bạn có thể chấp nhận, nhưng tốt hơn hết là sử dụng được 100% chất lượng của hình ảnh.

Tối ưu kích thước ảnh bằng công cụ 

Bạn vẫn có thể giảm kích thước ảnh bằng cách lọc đi dữ liệu EXIF. Nhưng sử dụng các công cụ như ImageOptim hay trang JPEGMini, PunyPNG, hoặc Kraken.io sẽ tốt hơn.

Sau khi sử dụng một trong những công cụ trên, hãy kiểm tra xem liệu hình ảnh của bạn đã được tối ưu chưa bằng công cụ YSlow.

Chèn hình ảnh vào vị trí phù hợp trên bài viết của bạn

Đừng chỉ chèn hình ảnh của bạn vào một vị trí bất kỳ nào đó. Hãy đặt vào gần nội dung có liên quan nhất. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều.

Chú thích (caption)

Chú thích là phần nội dung đi kèm hình ảnh. Vì sao phần nội dung này cũng quan trọng đối với SEO? Mọi người sẽ sử dụng nó khi đọc lướt qua bài viết. Bên cạnh các tiêu đề, mọi người thường nhìn qua phần hình ảnh và phần chú thích đi kèm. Trong một công bố năm 1997, Nielsen đã viết: “Các yếu tố giúp cho việc đọc lướt bao gồm tiêu đề, nội dung có kích thước lớn, nội dung in đậm, nội dung được đánh dấu, nội dung gạch đầu dòng, đồ họa, chú thích, câu chủ đề, và mục lục.” Trong năm 2012, KissMetric còn khẳng định thêm rằng “Chú thích kèm hình ảnh được đọc nhiều hơn trung bình 300% so với phần nội dung chính, vì vậy không sử dụng chú thích, hoặc đưa ra chú thích không phù hợp, đồng nghĩa với việc đánh mất cơ hội tiếp cận đến một lượng lớn độc giả tiềm năng.”

Liệu ta có cần thêm chú thích cho tất cả hình ảnh? Không cần thiết. Như đã nói, một số hình ảnh chỉ đơn giản phục vụ cho các mục đích khác. Hãy quyết định xem liệu hình ảnh bạn đang có có phải là hình ảnh bạn muốn sử dụng để SEO hay không. Hãy thêm chú thích nếu bạn nghĩ người xem có thể cần đến. Hướng đến người xem trước tiên, đừng thêm chú thích vào chỉ để phục vụ việc SEO.

Alt text và tiêu đề

Alt text (hoặc thẻ alt) được thêm vào một hình ảnh như một nội dung mô tả cho người xem khi vì một lý do nào đó mà hình ảnh không thể được hiển thị. Wikipedia đã có định nghĩa rất rõ ràng về vấn đề này: Trong trường hợp hình ảnh không thể hiển thị tới người xem, có thể vì họ đã tắt tính năng hiển thị hình ảnh trên trình duyệt web hoặc họ đang sử dụng một máy đọc màn hình do bị khiếm thị, alternative text sẽ đảm bảo không có thông tin hoặc chức năng nào bị mất.” Hãy nhớ bổ sung alt text. Đảm bảo alt text có chứa các từ khóa SEO trên trang và liên quan tới/mô tả hình ảnh.

IMAGE SEO: Tối ưu hóa hình ảnh cho công cụ tìm kiếm

Picture of Linh Trieu

Linh Trieu

IT Manager & Software Localization

More articles

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.

blank

7 Lỗi Chủ Quan Và Khách Quan Trong Biên Dịch

Dịch thuật là một công việc chuyên môn đòi hỏi người dịch không chỉ thành thạo ngôn ngữ, có khả năng đọc hiểu (lĩnh hội) văn bản nguồn, và khả năng diễn đạt (truyền tải) trong ngôn ngữ đích mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc thận trọng để đảm bảo bản dịch không mắc những lỗi sai đáng tiếc.

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

AM Việt Nam hoàn thành đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015

Sau ba ngày tham gia tái đánh giá chứng nhận chứng chỉ ISO 9001:2015, chuyên gia đánh giá của British Standards Institution (BSI) nhận định AM Việt Nam có hệ thống quy trình được quản lý tốt, đáp ứng chuẩn ISO 9001:2015 và sẽ được tái cấp chứng nhận này.