Đặt tên một căn bệnh, dễ hay khó?

Đặt tên một căn bệnh, dễ hay khó?

Đặt tên một căn bệnh, dễ hay khó?
Đặt tên một căn bệnh, dễ hay khó?

Trong suốt một thời gian dài, việc không có hướng dẫn cụ thể về cách đặt tên những căn bệnh mới gặp là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của những cái tên gây tranh cãi.

Cách đặt tên căn bệnh mới trong quá khứ

Cùng nhìn lại năm 2009, là năm bùng phát chủng cúm mới, H1N1. Vi-rút này còn được gọi với tên cúm lợn vì người đầu tiên mắc bệnh từng có tiếp xúc với lợn trước đó. Ông Kazuaki Miyagishima, giám đốc phụ trách An toàn Thực phẩm, và Bệnh lây truyền qua Động vật và Thực phẩm chia sẻ, “chính vì cách đặt tên này mà nhiều người sợ không dám ăn thịt lợn và mức tiêu thụ thịt lợn giảm trên toàn cầu. Ai Cập thậm chí còn ra lệnh tiêu hủy toàn bộ số lợn nuôi nhằm tránh sự lây lan của bệnh. Việc làm này vốn không cần thiết vì đây là bệnh lý đường hô hấp, lây truyền từ người này qua người khác qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.”

Bên cạnh đó, việc đặt tên một căn bệnh theo tên người, địa danh hay nghề nghiệp cũng để lại những hệ quả không kém phần nghiêm trọng. Liệu ai còn muốn đi bơi trên sông Ebola (tên sông được dùng để đặt cho một loại vi-rút gây sốt xuất huyết) hay mua một căn nhà tranh ở thị trấn Lyme (tên thị trấn này được dùng để đặt cho một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Borrelia gây ra)? Liệu bạn có tránh tiếp xúc với các cựu chiến binh vì sợ sẽ bị lây bệnh Legionnaires (bắt nguồn từ từ Legion, trong tiếng Anh có nghĩa là Quân đoàn)?

Hiện nay chúng ta đặt tên căn bệnh mới như thế nào?

Nếu như trong quá khứ, người ta dùng những cái tên không mấy thích hợp để đặt cho các căn bệnh. Ví dụ như từ Malaria để chỉ bệnh Sốt rét, được đặt tên vào những năm 1890, bắt nguồn từ tiếng Ý, dùng để chỉ “không khí bẩn”, mặc dù ngày nay chúng ta biết rõ là vi-rút gây bệnh không lây truyền qua không khí. Hay từ Rabies để chỉ bệnh dại, được đặt tên rất sớm từ thế kỷ 16, bắt nguồn từ tiếng Latin, dùng để chỉ tình trạng “điên loạn” hoặc “dồ dại”. Mặc dù là bệnh dại tiến triển cũng có thể khiến người bệnh có những hành vi bất thường hoặc bị mê sảng, nhưng cái tên không nói lên nhiều thông tin về tác nhân gây bệnh cũng như sự lây lan của vi-rút gây bệnh.

Ngày nay, những căn bệnh mới xuất hiện đã được đặt tên chính xác hơn, nhưng đôi khi vẫn gây tranh cãi. Việc đặt tên bệnh mới theo tên địa danh khiến người dân sống ở các địa danh đó cảm thấy phật lòng vì họ phải dùng chung tên với một bệnh dịch, chẳng hạn như bệnh Hendra là một căn bệnh đường hô hấp và thần kinh ở người và ngựa có thể gây tử vong do vi-rút gây ra, được phát hiện lần đầu tiên ở Hendra, ngoại ô của Brisbane, Australia.

Hay như hội chứng AIDS, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1982, ban đầu được đặt tên là “bệnh suy giảm miễn dịch liên quan đến đồng tính nam” vì nhóm nạn nhân đầu tiên của căn bệnh này đều là những người đồng tính nam. Nhưng do trên thực tế, bệnh ảnh hưởng cả tới những người đàn ông và phụ nữ có quan hệ khác giới với người nhiễm bệnh, nhất là nhóm người sử dụng ma túy tiêm chích cho nên trong cùng năm đó, Cơ quan Kiểm soát & Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) chính thức sử dụng cụm từ AIDS để mô tả đúng bản chất của căn bệnh này.

Hiện nay chúng ta đặt tên căn bệnh mới như thế nào?
Hiện nay chúng ta đặt tên căn bệnh mới như thế nào?

Quyền quyết định tên chính thức cho một căn bệnh mới

Tuy Ủy ban Quốc tế về Phân loại Vi-rút mới là đơn vị có quyền quyết định tên chính thức của một căn bệnh mới, nhưng do tên thông dụng thường được giới truyền thông lan truyền với tốc độ chóng mặt, nên ủy ban này cũng khó bề thay đổi, đây chính là những gì đã xảy ra với trường hợp “cúm lợn”. Ông Miyagashima cho biết, “một khi cái tên sai/không thích hợp đã được xác lập, thì rất khó thay đổi. Vì vậy, phương án tối ưu nhất là đảm bảo chắc chắn rằng người gọi tên căn bệnh mới – dù là nhà khoa học hay phóng viên – đều tuân thủ cùng một quy tắc thực hành tốt nhất để có thể đưa ra một tên gọi thích hợp ngay từ đầu.”

Trong nỗ lực này, và với phương châm là, tên bệnh cần đảm bảo cân bằng được hai yếu tố, đó là cung cấp thông tin hữu ích, và không được mang hàm ý miệt thị năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành bộ quy tắc thực hành tốt nhất cho việc đặt tên những căn bệnh mới ở người, nhằm tránh những cái tên truyền đạt thông tin sai lệch hoặc có thể dẫn đến tình trạng kỳ thị một cộng đồng người cụ thể. Theo đó, WHO khuyến khích các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các bác sĩ (hay bất kỳ ai có thể được giao nhiệm vụ đặt tên cho một căn bệnh mới được xác định) nên tránh tên địa danh, tên người, loài động vật và các cụm từ “làm dấy lên nỗi sợ hãi quá mức”, chẳng hạn như “chưa xác định”, “gây tử vong”.

Cụ thể, hướng dẫn khuyến cáo tên bệnh nên bao gồm:

1. Thuật ngữ mô tả chung về triệu chứng lâm sàng, quá trình sinh lý, cơ quan bị ảnh hưởng: sốt/suy/viêm/nhiễm trùng; gan/ruột/thần kinh/tiêu hóa v.v.

2. Thuật ngữ mô tả cụ thể: nhóm tuổi (trẻ em/trẻ vị thành niên/người trưởng thành/người cao tuổi), nguồn gốc (lây truyền qua động vật v.v.), thời gian kéo dài bệnh (cấp/bán cấp/mạn tính/thoáng qua), độ nặng (nặng/vừa/nhẹ), mùa (mùa đông/hè/theo mùa), môi trường (biển/đại dương/sa mạc/sông/hồ)

3. Thuật ngữ chỉ tác nhân gây bệnh: vi-rút/vi khuẩn/ký sinh trùng, mới/biến thể, phân nhóm, nhóm huyết thanh

4. Năm đầu tiên được phát hiện hoặc báo cáo

Tuy hướng dẫn trên khó có thể được tuân thủ tuyệt đối, nhưng chí ít chúng ta cũng có thể vơi đi nỗi lo về một ngày nào đó có một bệnh dịch bất ngờ gây ra bởi loại vi-rút mang tên [HỌ CỦA BẠN].

Tranh cãi trong đặt tên cho bệnh Viêm hô hấp cấp Covid-19

Chỉ vài tuần sau khi được phát hiện nó đã được gán cho đủ các loại tên đầy ấn tượng, chẳng hạn như “cúm Vũ Hán”, “virus corona Vũ Hán”, “coronavirus”,”nCoV-2019″, và thậm chí cựu tổng thống Mỹ Donald Trump còn gọi đích thị là “Vi-rút Trung Quốc – Chinese Virus”.

Vào ngày 11/2, WHO  đã công bố tên chính thức của căn bệnh gây ra bởi coronavirus mới là ‘Covid-19 (viết tắt của cụm từ “coronavirus diseases 2019 – dịch bệnh do chủng Coronavirus năm 2019 gây ra”).

Nhưng trước khi phiên công bố kết thúc, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus lại công bố một bài viết theo đó đề xuất đặt tên theo bản chất của virus gây bệnh là: ‘Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng do coronavirus lần thứ 2’, viết tắt là Sars-CoV-2.

Tên gọi này phản ánh theo nghiên cứu cho thấy virus mới đang hoành hành có họ hàng gần gũi với virus gây bệnh Sars.

Thật kỳ quặc, một phát ngôn viên của WHO nói với tạp chí Science rằng họ sẽ không sử dụng cái tên này vì quan ngại rằng từ “Sars” sẽ gây thêm sự hoảng loạn.

Trong khi đó, một số báo đài vẫn gọi là “virus corona”, và một số khác lại coi tên dịch bệnh và tên chủng virus là như nhau, sử dụng cả hai khái niệm.

 

Đặt tên một căn bệnh, dễ hay khó?

84222_Xu hướng L&D

Top 7 Xu hướng Học tập và Phát triển trong Năm 2024

L&D đóng vai trò quan trọn trong đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng Học tập và Phát triển mới, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh lực lượng lao động toàn cầu hiện đại, với việc các tổ chức cạnh gay gắt nhằm tuyển dụng được nhân sự chất lượng cho các phòng ban và vị trí, chưa kể đến sự cần thiết phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức để bắt kịp với nhu cầu kinh doanh.

84149-Su dung Google dich hieu qua-2

04 Cách Sử dụng Google Translate Hiệu quả nhất

Google Translate đã được phát triển thành một công cụ đạt năng suất cao, giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và giải quyết được nhu cầu có một bản dịch đủ để hiểu nghĩa. Trong bài viết này, AM Việt Nam sẽ chia sẻ về 4 cách để sử dụng Google Translate hiệu quả nhất.