Những nguyên tắc cơ bản trong dịch thuật chuyên ngành tài chính

blank
Những nguyên tắc cơ bản trong dịch thuật chuyên ngành tài chính

Tài chính là lĩnh vực kinh tế xã hội có thể bao trùm chuyên ngành như tiền tệ, kế toán, thuế, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư và hoạt động ngân hàng. Để dịch chuẩn xác một tài liệu tài chính đòi hỏi các công ty dịch thuật cần đưa ra nhiều các nguyên tắc riêng mình. Trong bài viết này là một số nguyên tắc điển hình đang được các dịch thuật viên tại AM Việt Nam tuân thủ.

Nguyên tắc 1: Thuật ngữ tài chính

Thực tế thì Thuật ngữ là một trong những vấn đề trọng tâm trong dịch thuật. Thuật ngữ có thể hiểu là các từ chuyên môn hoặc đơn giản là cách dùng 1 từ trong 1 lĩnh vực cụ thể. Vì vậy các dịch thuật viên cần có kinh nghiệm dịch thuật trong lĩnh vực tài chính để có thể lựa chọn trúng từ cần dùng.

Ví dụ: Từ Account trong tiếng Anh có thể được dịch thành nhiều từ tiếng Việt khác nhau  là “Tài khoản”; “Sổ sách kế toán”; “Bản kê khai”; ….

Basic principles in financial translation

Nguyên tắc 2:  Kiểm tra số liệu trong các tài liệu tài chính

Khi đề cập đến vấn đề tài chính mọi người thường liên hệ với những con số, ví dụ báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đầu tư đều được thể hiện bởi những con số cụ thể. Số liệu có thể xem là quan trọng bậc nhất. Trên thực tế số liệu lại dễ gây nhầm lẫn nhất cho bất cứ một ai kể cả những người có kinh nghiệm làm kế toán lâu năm. Vậy làm thế nào để quản lý được các số liệu trong tài liệu tài chính? 

Tại AM Việt Nam, các dịch thuật viên sẽ kiểm soát số liệu trong 3 quá trình là Mềm hóa (hoặc DTP, typesetting); Đọc soát và Kiểm soát bằng máy tự động. Hai qui trình đầu tiên mang yếu tố con người nên cần người có kinh nghiệm và tính cẩn trọng. Đối với qui trình Kiểm soát bằng máy tự động thì đây là bước kiểm soát số liệu bằng máy nên sẽ không thể xảy ra nhầm lẫn hay sai sót. 

Nguyên tắc 3: Giới hạn số người tham gia dự án dịch tài liệu tài chính

 Việc để quá nhiều dịch thuật viên dịch 1 tài liệu tài chính gần như là điều cấm kỵ. Khi có quá nhiều người tham gia thì tỷ lệ xảy ra sai sót, sai lệch càng lớn và càng khó kiểm soát chất lượng. Thực tế tại AM Việt Nam có qui trình thực hiện dự án đông người và đã áp dụng thành công cho các dự án dịch thuật. Vấn đề này đúng với cả các chuyên ngành dịch thuật khác.

AM Việt Nam ứng dụng quy tắc 1:3:1:1:20000:2 trong hoạt động dịch thuật, nghĩa là với 1 dự án dịch thuật 20k từ thì cần 1 supporter, translator, 1 editor, 1 qcer thực hiện trong 2 ngày làm việc. Tỷ lệ này là tối thiểu cho 20k từ / 2 ngày. 

Nguyên tắc 4: Ý kiến của khách hàng là ưu tiên số 1

Khi thực hiện các dự án dịch thì có nhiều trường hợp khách hàng có cách giải thích khác về nội dung hay thuật ngữ trong tài liệu của mình. Việc lưu ý đến ý kiến khách hàng ngay từ đầu sẽ giúp cho việc dịch thuật thuận lợi hơn và hạn chế việc chỉnh sửa sau này. 

Nguyên tắc 5: Cần có đủ thời gian tối thiểu cho dự án

Tùy thuộc vào các đặc tính của một dự án dịch thuật tài chính mà có thể xác định mốc thời gian tối thiểu. Việc xác định mốc thời gian này đôi khi còn phụ thuộc vào cả yếu tố khách hàng hoặc năng lực quản lý của các trưởng nhóm (năng lực nhóm làm việc). 

Các thông số dự án có thể gồm: 

  • Tính phức tạp của tài liệu gốc: Có thể tài liệu được scan mờ, nhiều hình ảnh, bảng biểu và số liệu sẽ khó xử lý mềm hóa
  • Tính chuyên môn của tài liệu: Một tài liệu tài chính thông thường bao giờ cũng dễ dịch và ít kén người dịch hơn 1 tài liệu mang tính học thuật
  • Tính dung lượng của dự án: Một dự án có nhiều từ,  nhiều trang cần dịch sẽ mất nhiều công thực hiện hoàn thành hơn

Chia sẻ bài viết này:

Picture of Dang Tran

Dang Tran

Dịch thuật viên

Bình luận của bạn

Những nguyên tắc cơ bản trong dịch thuật chuyên ngành tài chính